Văn hóa pháp đình là vấn đề không mới, nhưng thời gian gần đây lại xuất hiện nhiều vụ việc cho thấy câu chuyện này đã trở nên “khổ lắm, nói mãi...” và rất đáng báo động. Thậm chí, một tòa án cấp quận tại TP.HCM mới đây khi đăng cai hội thảo mổ xẻ “văn hóa pháp đình” đã thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư...
Một cán bộ trong ngành tư pháp kể một câu chuyện xảy ra cách đây không lâu, trong một phiên tòa hình sự khi bị cáo trình bày loanh quanh, vị thẩm phán chủ tọa đã hét: “Câm ngay”. Tuy không trực tiếp chứng kiến cảnh ấy, nhưng có lần chúng tôi đã phải sửng sốt vì vị chủ tọa ở một phiên xử của tòa án cấp huyện tại TP.HCM “mời” kiểm sát viên xét hỏi bằng câu: “Ê, tới phần của mày rồi đó”.
“Mất thời gian lắm”
Một cảnh thường gặp, trong cùng một buổi, hội đồng xét xử (HĐXX) có thể đưa từ 3 đến 5 vụ án ra xét xử, nên thông thường để tiết kiệm thời gian phần thủ tục được làm chung cho tất cả các vụ án. Và khi xử đến vụ án nào, vị chủ tọa chỉ hỏi lại: “Có yêu cầu thay đổi ai trong HĐXX không”? Nếu không có yêu cầu gì thì “nhập đề” luôn phần xét hỏi.
Nhưng rồi người điều khiển phiên tòa cũng gặp phải một cảnh trớ trêu, nên phải... đôi co với bị cáo. Hôm đó, đến vụ án thứ hai, vừa nghe vị chủ tọa nói: “Lúc đầu giờ tôi đã phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, khỏi cần nói lại nhé. Bị cáo có muốn thay đổi ai trong HĐXX không?”. Bị cáo Nguyễn Hoàng Trung tròn mắt: “Gì ạ, bị cáo quên hết cả rồi”. Chủ tọa bực: “Có chắc phải nói lại không, mất thời gian lắm”. Bị cáo gãi đầu, ậm ừ: “Bị cáo...”. “Thế bị cáo chưa rõ chỗ nào, tòa nói lại chỗ đó?”. Bị cáo lí nhí: “Dạ... thôi tòa cứ nói đại đi, bị cáo biết gì mà hỏi?”. Vị chủ tọa cau có: “Mất thời gian với bị cáo quá, để tòa phổ biến lại từ đầu”.
Mới đây, tại một phiên xử hình sự diễn ra ở Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xét kháng cáo kêu oan của một bị cáo phạm tội giết người, một cảnh tượng đã khiến người dự khán khó tin được. Trong khi vị chủ tọa đưa ra chứng cứ cho thấy bị cáo cầm dao đâm, thì vị thẩm phán ngồi cạnh, từ đầu phiên xử đã ngửa cổ tựa đầu ra thành ghế, bỗng bật dậy gắt: “Cãi gì nữa”. Xong ông đập đập tay lên chồng hồ sơ nói: “Chứng cứ rành rành thế này mà còn cãi. Về chỗ đi. Loanh quanh chối tội...”. Nghe như vậy bị cáo tiu ngỉu, nhưng rõ ràng trên gương mặt tỏ vẻ không phục.
Hôm khác, tại phòng xử A cũng của tòa này, người dự khán cũng chứng kiến một vị thẩm phán thuyết phục bị cáo ngay khi vừa mở phiên tòa: “Chứng cứ rõ ràng rồi, kháng cáo cũng vậy thôi”. Lúc này, các luật sư phía dưới chỉ biết nhìn nhau to nhỏ “án chưa xử mà đã biết kháng cáo “cũng vậy”, bó tay”.
“Tuổi này ai lại đi ăn trộm”
Còn nhớ một vụ án, bị cáo nữ bị truy tố về tội “lừa đảo” do sau khi ngã giá, nhận tiền bán dâm xong, bị cáo lợi dụng sơ hở “chuồn”. Không may lần đó gặp phải một khách hàng không vừa, anh này bỏ thời gian tìm bị cáo ở nhiều điểm thường tụ tập gái bán dâm và “tóm” được bị cáo nộp công an. Trong phần xét hỏi vị hội thẩm nhân dân nói: “Bị cáo là người vô nhân đạo. Đã nhận tiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ ai nhận tiền rồi lại chạy. Làm ăn như thế là mất uy tín...”. Hôm ấy không riêng gì người dự phiên tòa, ngay cả các thành viên khác trong HĐXX dường như cũng cố nhịn để không bật cười.
Lần khác, tại một phiên tòa xử vụ án gây rối trật tự công cộng của một TAND huyện, vị hội thẩm nhân dân cao giọng hỏi một bị cáo: “Khi tham gia gây rối có đem theo dao không?”. Bị cáo lí nhí thưa: “Dạ có”. Vị này hỏi tiếp: “Đem theo dao sao không đâm?”. Bị cáo chỉ biết ngơ ngác nhìn tòa, miệng ú ớ không biết nói gì.
Tại một phiên tòa xét xử vụ án trộm cắp, một vị hội thẩm nhân dân cũng hỏi bị cáo: “Trước khi đi ăn trộm, bị cáo có ghé nhà ai không?”. Bị cáo khai: “Dạ có, bị cáo ghé nhà ông nội của bị cáo chơi”. “Sao không ghé nhà ông ngoại?”. Bị cáo nhìn quanh rồi thưa: “Bị cáo không biết ạ”.
Lần khác, một vị hội thẩm nhân dân khi tham gia xét hỏi cũng đặt vấn đề: “Bị cáo bao nhiêu tuổi?”. “Dạ, 16 tuổi”. “Tuổi này là tuổi đi học, đến trường. Ai lại đi ăn trộm”. Bị cáo ngơ ngẩn hỏi: “Vậy, mấy tuổi mới đi ăn trộm được ạ?”...
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, cách xét hỏi theo kiểu quy buộc hoặc kiểu quát nạt làm cho bị cáo có cảm giác HĐXX thiên vị, ác cảm, mất đi tính dân chủ tại phiên tòa.
Con nghiện, con bạc...
Ông Nguyễn Hồng Sơn (Trưởng phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm hình sự - Viện KSND TP.HCM) cũng đưa ra một dẫn chứng mà ông từng chứng kiến. Đó là một phiên xử dân sự, khi đương sự cứ nói miên man không đi vào trọng tâm, vị chủ tọa đã ví von: “Nói dài như trâu đái”. Có thẩm phán hôm trước nhậu say, hôm sau ra phiên tòa còn nồng nặc mùi rượu, mặt đỏ lừ, gắt gỏng.
Ông Sơn cho biết, cách đây không lâu ông phải làm kiến nghị gửi chánh án TAND một huyện tại TP.HCM, vì trong khi kiểm sát một bản án, ông phát hiện dùng tới hơn 20 từ “y, thị, hắn...”. Theo ông Sơn, cách dùng những từ này hay “con nghiện, con bạc...” thể hiện văn hóa của những người tiến hành tố tụng còn hạn chế và bản án phát hành ra không nghiêm.
Văn hóa ứng xử của những người tiến hành tố tụng (HĐXX, công tố viên) và những người tham gia tố tụng (như luật sư), dù không thường xuyên, nhưng đâu đó vẫn còn xảy ra những chuyện cười ra nước mắt xung quanh vấn đề tranh tụng, đối đáp giữa các bên.
“Đưa HĐXX vào vùng tăm tối”
Kể về một kỷ niệm ở phiên tòa Epco - Minh Phụng cách đây cả chục năm, luật sư Nguyễn Minh Tâm (Đoàn luật sư TP.HCM) nói: “Trong phần tranh luận giữa luật sư và công tố viên (CTV) tại phiên tòa, CTV tranh luận như thế này: “Luật sư N. đã lập lờ đánh lận con đen, đưa HĐXX vào một vùng tăm tối của tư tưởng...”.
Từ khi thực hiện cải cách tư pháp, rõ ràng chất lượng tranh tụng tại phiên tòa đã được cải thiện. Tuy nhiên, đâu đó vẫn thấy “sạn” khi đôi bên đôi co, mạt sát nhau như có phiên xử CTV bảo: “Tôi không biết luật sư học luật ở đâu”. Luật sư cũng không vừa: “Tôi học ở trường mà CTV học”. Hay tại một phiên tòa diễn ra ở Đắk Lắk, trong phần tranh luận, luật sư bảo Viện kiểm sát “truy tố bị cáo như thế là vô nhân đạo”. Đại diện Viện KSND giữ quyền công tố tại phiên tòa cũng không vừa khi độp lại: “Bài bào chữa của luật sư trơ trẽn như lời biện hộ của bị cáo”.
|
Ông Nguyễn Văn Tùng, Kiểm sát viên cao cấp Viện Thực hành công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại TP.HCM cho biết ông từng bị luật sư nhắc nhở "CTV chưa tranh luận hết các vấn đề luật sư đề cập", khi đó ông nói xin lỗi và tranh luận tiếp vì một lý do tế nhị mà trước đó ông chưa tranh luận. Theo ông Tùng, không chỉ CTV mà câu chuyện luật sư xin lỗi trước tòa thay cho bị cáo đối với gia đình bị hại trong vụ án giết người cũng là một nét văn hóa. Bên cạnh đó, để pháp đình có văn hóa, tranh luận có kết quả không mạt sát nhau, đòi hỏi kiểm sát viên phải biết lắng nghe, có thái độ bình tĩnh, kiên quyết, có tình, có lý; đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật...
|
|
Luật sư thường kêu ca, CTV “lười” cãi, khi không muốn cãi nữa thì kết thúc bằng câu: “Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố” làm luật sư cụt hứng. Nhưng cũng có phiên tòa đôi bên đều cãi “hăng” đến mức căng thẳng, đốp chát ngay tại tòa hoặc phản ứng bằng cách bỏ về. Chúng tôi từng chứng kiến ở một phiên tòa hình sự, thay vì tranh luận CTV bĩu môi: “Không hiểu luật sư kinh nghiệm bao nhiêu năm rồi mà lại bào chữa như thế?” khiến luật sư nổi nóng, dẫn đến đôi bên cãi nhau.
Đối với luật sư đã thế, bị cáo đôi khi cũng lãnh “đạn”. Từng có trường hợp sau khi vị đại diện Viện kiểm sát đọc phần luận tội, một bị cáo không nắm được trình tự phiên tòa xin phát biểu. HĐXX chưa kịp giải thích thì vị công tố này quát bị cáo “im mồm!”.
“Luật sư nói... nhỏ thôi”
Còn nhớ từng có trường hợp, trong phần thẩm vấn bị cáo, luật sư ngồi hỏi thay vì đứng liền bị HĐXX nhắc nhở “đề nghị luật sư đứng dậy khi thẩm vấn”. Vị luật sư làm theo nhưng sau đó gửi đơn đến lãnh đạo tòa này phản ánh. Theo vị luật sư thì luật không quy định “luật sư phải đứng khi thẩm vấn”, mặt khác khi thẩm vấn, luật sư vừa hỏi vừa ghi chép, phải đứng khom lưng để viết sẽ rất khó khăn. Không biết, có phải xuất phát từ lá đơn này hay không mà sau đó tham dự nhiều phiên tòa khác chúng tôi không thấy HĐXX nhắc nhở chuyện luật sư đứng hay ngồi.
Căng thẳng hơn, một lần, tại một TAND quận, trước khi luật sư bào chữa vị thẩm phán “nhắc” luật sư nói ngắn gọn. Luật sư nói ngay: “Sao HĐXX biết tôi nói dài mà yêu cầu?”. Vị chủ tọa “đe”: “Không chấp hành thì đi ra ngoài”. Tương tự, cách đây không lâu trong vụ tranh chấp quyền sở hữu một cây xăng ở Q.Tân Bình (TP.HCM), khi luật sư H. vừa đứng lên chưa kịp trình bày lời biện hộ thì vị chủ tọa đã “sửa lưng”: “Đề nghị luật sư nói những vấn đề mới, còn những cái trình bày rồi không nhắc lại, tránh mất thời gian”. Vị luật sư, mặt lạnh như tiền, trả đũa ngay: “Tôi cũng xin nhắc HĐXX rằng đã đứng ở đây là tôi hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình. Tôi biết làm gì và không nên làm gì”. Thấy tình hình “căng”, vị chủ tọa dịu giọng: “Tòa chỉ muốn nhắc luật sư đi thẳng vào vấn đề thôi”. Sau đó, mỗi lần thực hiện quyền của mình tại tòa, vị luật sư này luôn rào đón bằng câu mở đầu: “Để tránh mất thời gian của HĐXX, tôi xin đi thẳng vào vấn đề...”.
Mới đây, tại phiên tòa xét xử một nữ bị cáo phạm tội “lừa đảo”, vị luật sư trẻ phản ứng bằng cách “ngủ” vì cho rằng phiên tòa vi phạm thủ tục tố tụng. Còn trong vụ án "con bạc triệu đô" Bùi Tiến Dũng, một số luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo đã bỏ ra về phản ứng việc chủ tọa phiên tòa hạn chế thời gian bào chữa trong vòng mười phút. Cũng có phiên xử, HĐXX ra lệnh: "Luật sư ngồi xuống, không được nói nữa". Dưới góc độ văn hóa, đây là những hình ảnh không đẹp của cả hai bên.
Chuyện đôi co giữa thẩm phán và luật sư xảy ra như cơm bữa, trong vụ án Phan Thị Yên Phương bị truy tố xét xử về tội “lừa đảo”, khi một luật sư bào chữa cho bị cáo thì bị tòa bắt lỗi liên tục như: “đề nghị luật sư bào chữa thẳng vào nội dung vụ án”, “luật sư trình bày với tòa sao nói trống không thế”, “đây không phải trường luật, không cần luật sư đọc luật như giảng bài”... vị luật sư bức xúc “phang”: “chủ tọa không đủ tư cách...”. Hậu quả là vị luật sư bị mời về chỗ ngồi kèm theo đó là lời cảnh cáo “sẽ có văn bản kiến nghị của tòa gửi đến Sở Tư pháp và Đoàn luật sư”.
Trước đây, tại một phiên tòa dân sự xét xử một vụ tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, khi luật sư đang hào hứng trình bày căn cứ pháp lý liên quan đến nội dung vụ án thì bỗng dưng cô thư ký gắt: “Này, luật sư, ông nói nhỏ thôi. Nói to như thế tôi không thể nào ghi biên bản được...”. Như bị dội gáo nước lạnh, vị luật sư sững người, trong khi cô thư ký vừa kịp nhận ra mình đang ngồi giữa công đường, cùng lời nhắc nhở của vị chủ tọa.
Phong cách, tác phong, ăn mặc của nhiều người khi đến dự phiên tòa không nghiêm túc, cộng với cơ sở vật chất không được chú trọng đã làm văn hóa nơi pháp đình dần xuống cấp.
Nói đến văn hóa pháp đình, ngoài thái độ, cách ứng xử, lời ăn tiếng nói của các bên còn phải nhắc đến chuyện tác phong, cách ăn mặc... của những người đến dự phiên tòa.
Lộn xộn ở chốn công đường
Ngày 30.7.2010, TAND TP.HCM đưa ra xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hồng Vân (22 tuổi, ngụ Trà Vinh) 8 năm tù về tội “giết người”. Do xích mích với cha dượng, bị tát, Vân chụp con dao trên sạp rau quả đâm, khiến nạn nhân tử vong. Sau khi vụ án xảy ra, bị cáo được tại ngoại do phải nuôi con nhỏ. Trong phiên xử hôm đó, Vân xuất hiện trước vành móng ngựa trong bộ đồ bộ màu xanh lá mạ làm xốn mắt nhiều người. Chưa hết, khi HĐXX vào trong nghị án, Vân bế đứa con nhỏ (được người nhà lén đưa vào, vì theo quy định trẻ em không được vào phòng xét xử) cho bú ngon lành ngay tại chiếc ghế dành cho bị cáo.
Trước đó không lâu, trong phiên tòa xét xử vụ Nguyễn Tuấn Khanh cùng đồng bọn buôn bán trái phép chất ma túy ở TAND TP.HCM có một người dự khán, mặc đồ xanh của lực lượng dân quân tự vệ nhưng thấy lấp ló cánh tay xăm rồng phượng xanh lòe loẹt, gác chân lên ghế ngủ vô tư. Mới đây, trong phiên xử bị cáo Mai Tấn Phát (bị tuyên án chung thân về tội “giết người”) một số người dự khán còn nằm ngủ ngon lành, chỉ đến khi có tiếng chuông báo hiệu đến giờ tuyên án, các bị cáo mới giật mình tỉnh giấc.
|
Từ những năm 1990, TAND tối cao, Viện KSND tối cao, Bộ Nội vụ đã có thông tư liên tịch hướng dẫn việc bảo vệ phiên tòa và xử lý những người vi phạm trật tự phiên tòa. Theo đó, từ khi khai mạc phiên tòa cho đến khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa là người có quyền xử lý đối với những trường hợp gây rối, mất trật tự ở trong phiên tòa. Tùy theo từng trường hợp chủ tọa phiên tòa có thể cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc ra lệnh bắt giữ người có hành vi gây rối trật tự. Tuy nhiên, về chế tài thông tư này quy định mức phạt từ 1.000 đồng đến 20.000 đồng. Mức phạt này chưa đủ mạnh để răn đe đối với người gây rối làm mất trật tự tại phiên tòa, do đó nhiều thẩm phán hầu như chưa từng áp dụng mức xử phạt này.
|
|
Nếu đã từng đến tòa tham dự một phiên xử, nhiều người hẳn chứng kiến quang cảnh ở tòa cũng nhộn nhạo không kém việc đi xem một gánh hát diễn. Vì nhiều người dự khán vô công rỗi nghề đến tòa để góp thêm phần vui vẻ và thỏa tính nhiều chuyện nên phòng xử lắm khi rất nhộn nhạo, kẻ đứng người ngồi; quần áo cũng trăm hoa đua nở. Có người mặc cả áo hai dây đến tòa hay “chơi” cả quần lửng; đùm theo cả đồ ăn, nước uống đến tòa và vô tư vào phiên xử để nói chuyện.
Đó là chưa kể, khi phiên tòa đang gay cấn thì bên dưới thỉnh thoảng lại tít... tít, hoặc “À, a, á,... Yêu em không? Ồ ố ô...”, hoặc vang lên bản tình ca hay câu hò vọng cổ “ghe chiếu Cà Mau...” từ điện thoại của một người dự khán nào đó hoặc thậm chí cả từ dãy bàn cao nhất trong phòng xử án.
Một luật sư lão làng trong nghề từng tâm sự rằng ngày nay, không hiểu sao văn hóa pháp đình lại lộn xộn đến thế. Người ta có thể mặc bất cứ thứ gì, mang bất cứ thứ gì đến tòa kể cả đồ bộ, dép lê, chân đất, chứ không chỉ là ứng xử thiếu tôn trọng lẫn nhau. Theo vị luật sư này, dường như không ai chú ý đến những cảnh lộn xộn ở tòa, ngay cả trong thông báo mời đến tham dự phiên tòa cũng không thấy yêu cầu đương sự phải ăn mặc trang phục chỉnh tề. "Văn hóa đôi khi chỉ bắt nguồn từ những điều nhỏ nhất", vị này nói.
Bị cáo khai gì?
Ông Nguyễn Hồng Sơn (Viện KSND TP.HCM) cho biết, ông từng đi kiểm tra nhiều tòa án và thấy rằng hầu như hệ thống âm thanh của tòa đều không tốt. Có phiên tòa bị cáo cúi sát vào micro trả lời câu hỏi nhưng chủ tọa không nghe, ngược lại bị cáo cũng không nghe tòa nói. Dẫn đến ông nói gà, bà nói vịt. Có phiên tòa, chính ông thẩm phán phải chạy đi chỉnh máy 4, 5 lần, làm cho phiên tòa liên tục bị gián đoạn và mất đi tính nghiêm túc.
“Thật không thể nào tưởng tượng nổi một phiên tòa mà thẩm phán liên tục: “Hả, bị cáo nói gì, nói lớn lên, tôi không nghe” hay có thẩm phán gắt: “Nói gì mà cứ lí nhí mãi trong họng thế”, hoặc nhắc mãi bị cáo nói to lên không được, có vị chủ tọa tức giận đập bàn quát tháo”, một luật sư của đoàn luật sư TP.HCM chia sẻ.
Cũng liên quan đến việc này, mới đây tại phiên xử vụ án tham nhũng đất đai xảy ra tại H.Hóc Môn của TAND TP.HCM, người dự khán chứng kiến cảnh hơn chục luật sư được sắp xếp ngồi trong phiên tòa nhưng phần lớn bỏ ra ngoài ngồi chung với những người dự khán xem xét xử qua màn hình. Có lẽ, ngồi nghe xử qua màn hình, chất lượng âm thanh tốt hơn so với ở trong phiên tòa nên thỉnh thoảng lại thấy luật sư đi ra, đi vào để tòa biết là đang có mặt. Đến phần xét hỏi, không ít các luật sư hỏi lại những câu hỏi của tòa bằng câu mở đầu quen thuộc: “Trong phần xét hỏi HĐXX đã hỏi bị cáo, nhưng tôi muốn bị cáo khai lại...” hoặc “bị cáo xác định lại...” vì trước đó không nghe được bị cáo khai gì”.
Phiên tòa lớn đã thế, những phiên tòa nhỏ khác tại TAND TP.HCM không thể khá hơn. Dãy phòng xử nhỏ ở phía sau được cánh phóng viên gọi là “dãy nhà tiền chế” vì được cất tạm phục vụ cho công tác xét xử. Dãy nhà này rất gần đường, cứ mỗi lần đèn xanh ở ngã tư gần đó bật sáng là ầm ầm tiếng động cơ hỗn tạp của các loại xe dồn đến và không thể nghe bị cáo khai gì. Hay gặp bữa mưa rơi thì chỉ nghe toàn âm thanh “độp, độp” trên nóc nhà.
Ở những phòng xử lớn có hệ thống âm thanh nhưng cũng rất khó nghe, dẫn đến tình cảnh trớ trêu, có luật sư bỏ vị trí bố trí sẵn, khiêng ghế, hồ sơ lên cả bục phát biểu ngồi để nhìn chằm chằm vào miệng “đoán” xem bị cáo khai gì và cũng có phiên tòa luật sư xin giảm nhẹ cho bị cáo trong khi bị cáo một mực kêu oan!
Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Liên kết Xem thêm + trao đổi:
Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương, Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản, Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.
Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..
Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác, Dịch thuật công chứng
Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính.
Quản lý nhà hàng, đào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội
Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.
Nhóm PV CT – XH - Báo Thanh niên