Chúng ta vẫn tiếp tục khẳng định nguyên lý rất chung rằng “khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân” trong khi quá trình tư nhân hoá đối với các mỏ khoáng sản đang diễn ra trên thực tế mà không có bất cứ cơ chế pháp lý thích hợp nào được tạo ra để điều chỉnh, đã xác nhận rằng hệ thống pháp luật về sở hữu của chúng ta chưa có bước tiến nào trong lĩnh vực này kể từ sau Nghị quyết 48 năm 2005.
Có ba vấn đề cơ bản “nổi cộm” đáng lưu ý đã được công luận nêu ra nhưng đều được hợp thức bằng các quy định của pháp luật hiện hành. Đó là: (i) cơ chế “xin – cho” trong việc cấp phép thăm dò và khai thác khoảng sản, (ii) việc phân cấp quá rộng rãi trong việc kiểm soát thăm dò, khai thác khoảng sản cho chính quyền địa phương, và (iii) áp dụng sự can thiệp và kiểm soát của Nhà nước một cách quá chi tiết và phi kinh tế vào các quyền khai thác khoáng sản của các chủ đầu tư.
Từng vấn đề được bình luận và đưa ra giải pháp nhằm bảo vệ quyền sở hữu “toàn dân” đối với loại của cải đặc biệt này (trong khi quyền sở hữu nó chưa đổi thành sở hữu quốc gia hay sở hữu địa phương như đề xuất).
Cần có sự phân định rất rành mạch giữa hai loại quyền lực của Nhà nước là quyền lực hành chính và quyền lực của chủ sở hữu đối với khoáng sản. Trong ảnh: Mặt bằng của nhà máy alumin Nhân Cơ, tháng 9.2010. Ảnh minh hoạ. Ảnh: TL SGTT
Theo đó, về mặt lý thuyết, cần có sự phân định rất rành mạch giữa hai loại quyền lực của Nhà nước là (i) quyền lực hành chính (trong đó, các cơ quan chức năng của nhà nước quản lý các khía cạnh khác nhau liên quan đến việc thăm dò, khai thác khoáng sản, bao gồm cả các tác động về xã hội và môi trường), và (ii) quyền lực của chủ sở hữu đối với khoáng sản (trong đó, các cơ quan chính quyền là một đối tác để thương thảo một cách bình đẳng trong việc mua, bán các mỏ với các chủ đầu tư).
Cần “bán” thực sự và sòng phẳng
Cơ chế “xin-cho” về cơ bản dựa trên mối quan hệ hành chính thuần tuý hay quan hệ “trên-dưới”, trong đó phía cơ quan Nhà nước sử dụng quyền lực công để cho phép ai làm gì và không làm gì. Vì là “xin – cho”, nên phần lớn công sức và cố gắng của phía “người xin” (tức chủ đầu tư xin thăm dò, khai thác khoáng sản) tập trung vào việc thuyết phục “người cho” để xin được cái mình cần. Ngược lại, “người cho” cũng chủ yếu quan tâm đến các điều kiện được pháp luật quy định để “cho”, mà hoàn toàn không có cơ chế theo dõi và giám sát sau đó (tức sau khi giấy phép đã được cấp) hoặc nếu có và phát hiện ra vấn đề gì “bất cập” thì chủ đầu tư lại “xin tiếp” (tức sửa đổi hay gia hạn giấy phép)… Các quá trình mang tính hành chính trên thực tế dễ dàng được hợp thức bằng hàng loạt các giấy tờ, qua đó có thể tạo ra tệ quan liêu và lạm dụng từ cả hai phía, là trạng thái mà các đại biểu Quốc hội đang quan ngại. Chẳng hạn như việc các chủ đầu tư xin được cấp đất và mỏ để giữ các thương quyền, và sau đó khi có cơ hội thì chuyển nhượng dự án một cách lòng vòng để kiếm lời.
Vấn đề ở chỗ các mối quan hệ nói trên chủ yếu phản ánh nội dung “quyền lực” mà không phản ánh các khía cạnh quyền sở hữu của cơ quan chính quyền đối với tài nguyên khoáng sản. Khác với đất đai (vốn là đối tượng gắn liền với không gian sống của con người nên không ai có thể dễ dàng “đuổi” một người khỏi mảnh đất nơi họ đang sống), khoáng sản hoàn toàn là tài sản vật chất mang ý nghĩa kinh tế. Do đó, việc chủ sở hữu thực hiện các quyền sở hữu của mình sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Xin đề xuất một cơ chế bán thực sự và sòng phẳng đối với các mỏ khoáng sản. Theo đó, trên cơ sở quy hoạch về khai thác, Nhà nước sẽ quyết định từ góc độ chính sách các loại khoáng sản và mỏ cần bán và cần giữ, và nếu bán thì các đối tượng được mua cũng như các điều kiện cụ thể kèm theo khác phản ánh đầy đủ các khía cạnh chính trị, xã hội, thương mại, tài chính và kỹ thuật… Cơ chế “bán” sẽ được thực hiện thông qua các hợp đồng bán quyền thăm dò và/hoặc khai thác mỏ, có thể thương thảo và ký kết thông qua đấu thầu công khai hoặc chỉ định. Như vậy, hợp đồng sẽ là công cụ để các cơ quan Nhà nước (với vai trò của chủ sở hữu) kiểm soát các hoạt động của chủ đầu tư đối với từng mỏ khoáng sản cụ thể. Các chủ đầu tư cũng sẽ được bảo vệ đối với các lợi ích của mình một cách minh bạch và bình đẳng thông qua các hợp đồng này.
Nghị định 07/2009 vừa qua đã tiếp tục cho phép (không chỉ dừng lại thí điểm) và có quy định chi tiết hơn về cơ chế “đấu giá” và “đấu thầu” quyền thăm dò và khai thác mỏ. Đó thực sự là một bước tiến trong việc thương mại hoá hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên, nội dung của cơ chế này vẫn dừng lại về cơ bản ở việc lựa chọn “chủ đầu tư” phù hợp, thậm chí “chủ đầu tư trả giá cao nhất”, hơn là tạo ra khả năng xem xét và cân nhắc cụ thể, chi tiết mọi khía cạnh liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cả hai phía “Nhà nước” và “chủ đầu tư” như có thể được bảo đảm bằng cơ chế hợp đồng.
Người dân địa phương phải được hưởng lợi
Sự phân cấp quá rộng rãi trong việc kiểm soát thăm dò, khai thác khoáng sản cho chính quyền địa phương dẫn tới các lạm dụng gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia.
Theo các luật Khoáng sản 2005, về cơ bản, quyền cho phép thăm dò và khai thác khoảng sản được phân cấp cho các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (chỉ trừ khoáng sản thuộc diện “quy hoạch khai thác, chế biến của cả nước” hoặc diện “dự trữ tài nguyên, khoáng sản quốc gia”).
Trở lại chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên khoáng sản, nhân dân (dù là xét theo phạm vi cả nước, hay cộng đồng dân cư tại địa phương được tổ chức theo đơn vị hành chính) là người chủ sở hữu chứ không phải các cơ quan chính quyền.
Câu hỏi mang tính tình huống là: “Giả sử Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp một giấy phép khai thác mỏ mà người dân tại tỉnh đó không đồng tình thì họ có quyền khiếu nại không?”.
Vừa có một ví dụ từ thực tế: Khi Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cấp giấy phép khai thác vàng trên đất nông nghiệp của người dân xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình thì bị người dân phản đối và không chịu di dời để giải phóng mặt bằng. Uỷ ban nhân dân huyện Nguyên Bình đã “bất tuân lệnh” cấp trên mà đứng hẳn về phía người dân để chính thức khiếu nại việc cấp phép.
Có lẽ đây là lần đầu tiên hình thức “dân chủ trực tiếp” của người dân đã phát huy hiệu lực thực tế!
Từ ví dụ này, và lấy đó làm ví dụ để nghiên cứu ở tầng khái quát hơn, xin đề xuất cơ chế bảo vệ quyền sở hữu của “toàn dân” đối với việc lĩnh vực khoáng sản như sau:
Thứ nhất, tiếp tục duy trì việc phân cấp cho địa phương trong việc xét duyệt, cấp phép và kiểm soát việc thăm dò, khai thác khoáng sản trên cơ sở phân loại rõ ràng hơn về các đối tượng mỏ thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương để tránh sự “vượt tầm” về năng lực quản lý của địa phương cũng như sự “lạm dụng” do vượt quyền.
Thứ hai, các địa phương cần phải lập quy hoạch và các chính sách về khai thác khoáng sản trên địa bàn bằng phương thức thật sự dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân và được Hội đồng nhân dân quyết định trên cơ sở xem xét toàn diện mọi khía cạnh, bao gồm cả việc bảo đảm để người dân địa phương thực sự được hưởng lợi từ việc khai thác mỏ. Việc cấp phép hay đấu thầu khai thác mỏ sẽ do Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức và chỉ được tiến hành sau khi các quy hoạch và chính sách nói trên được ban hành.
Để không bị “tận thu”
Nhà nước không nên can thiệp và kiểm soát một cách quá chi tiết và “phi kinh tế” vào các quyền khai thác khoáng sản của các chủ đầu tư.
Theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc cấp phép khai thác mỏ được thực hiện trên cơ sở kiểm soát các giới hạn về các quyền khai thác (chẳng hạn về trữ lượng khoáng sản được khai thác hay thời gian khai thác) theo giải trình, đơn xin và cam kết của chủ đầu tư. Điều này, theo kinh nghiệm của các “nhà khai mỏ” quốc tế, sẽ tạo tâm lý “tận dụng” đồng thời hạn chế các quyền chủ động của chủ đầu tư trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh tổng thể và lâu dài của mình. Chẳng hạn, nếu bị giới hạn bởi trữ lượng hay thời hạn khai thác, chủ đầu tư sẽ không có tâm lý coi mỏ là sở hữu của mình, chỉ tìm cách “tận dụng” giấy phép bằng cách khai thác ở những chỗ dễ nhất và tốt nhất mà không chú ý tiết kiệm và tận thu, cũng như sẵn sàng bỏ tiền đầu tư chiều sâu để ứng dụng các công nghệ khai thác tiên tiến nhằm tăng công suất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, một thời hạn khai thác lâu dài, xét từ góc độ lợi ích của chủ đầu tư, còn tạo điều kiện cho các “chủ mỏ” có khả năng ứng phó linh hoạt và chủ động với thị trường khoáng sản (vốn đã được quốc tế hoá và toàn cầu hoá rất cao) để bảo đảm hiệu quả thương mại cao nhất của loại hàng hoá tài nguyên thiên nhiên khai thác được.
Pháp luật tất cả các quốc gia đều khẳng định nguyên tắc quyền sở hữu đối với khoáng sản không đương nhiên gắn liền với sở hữu đất đai, đồng thời khoáng sản thuộc sở hữu quốc gia hay nhà nước (dù ở cách thức tương đối hay tuyệt đối). Vấn đề có thể đơn giản trong sự tuyên bố về chủ quyền quốc gia đối với khoáng sản nhưng sẽ rất phức tạp ở cách thức thăm dò, khai thác, chế biến và các yếu tố liên quan khác nhằm biến khoáng sản thành “tài sản” có ý nghĩa kinh tế thực sự. Trong nền kinh tế thị trường, tiềm lực của các khâu thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản nằm trong tay các lực lượng tư nhân và các công đoạn liên quan này cũng đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật thị trường.
PGS. TS. PHẠM DUY NGHĨA, PGS.TS. ĐẶNG VĂN THANH, LS. TRẦN HỮU HUỲNH, LS. NGUYỄN TIẾN LẬP - BÁO CÁO “HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO YÊU CẦU CỦA NGHỊ QUYẾT 48/NQ-TW” (ĐƯỢC THỰC HIỆN VỚI SỰ TÀI TRỢ CỦA UNDP VIỆT NAM).
Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Liên kết Xem thêm + trao đổi:
Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương, Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản, Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.
Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..
Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác, Dịch thuật công chứng
Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính.
Quản lý nhà hàng, đào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội
Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.