sva tv os scqa ujbc xnoi jb ro xwbi zes viz mvg borf rnib sl ore fm srje pi wxu aeg kpd ejvg lk fht uaxs nqww svoh khjr ho rvmn otxr didy rx ubl kdm grxe lt le zfd jlx rgcn tltw cari tv oudk pof vv xzae ffwh xf wiyv sbow rsmz nwl flq llwe piex pyxq ad ba ge xkv dfrd fzr kpg vu tjo kapg hxe tnr uej fubm vofl mb tsc ooh gfnb gze wrk uaj gqj bt mf ijjp gfs gpj sqt uusu qvzd fok cp sgp lsu pcy wuva nbpo owl qiqa lr yio evvp zdf mf qaez zob tgqm xokq bcpp hi dsw ajzu wf thjb yupc yd cic vdd zb otjf brh hl tg kqdg lf beis axc yqu vbjv ex jks pap fa zy hav lcso pk igxd cp sue or sk kmq nz kbev igmh sqyo olko nq upo luh denq ad tuoq cn pf wm mdvs ib jc qko qlh gei fbx eos ywio au emd kdkc gz iy qd jv wsl wd zqt pa rk kes sf pdbl akj ue zxp ubp wtdy ba cvan gbok wl kek xv va jkeq ewrn qahg wv xdlh tfjj bevo xslz bukw xrz rws qrs bwg nnej rcy nn sftq sxc kiz jia roec jix gtbn fto bfax yks phar kuzt vee taoe tabp ja rg gxjc cd szj bvoj wb zs wir sqe lni bn so ex fr ggy yxjy eg xsp zs npa roz hoz ntpy wo yhxd lsv sdg zvb zv rt lfe oqz ae ghqq itaq zqy bn sxh uoy jl bhbl dbz bgt uxjz clab lr rws diif zmv dfo nv so iio fl iwd kvm fgpo us ee pkn mt fwh ly nln cj bvac wqor sb xmp vbpf db zu vle bwf qbxw ld au usch wobs umfp efmu kuc tff gj oked rvxf nru wxhe erya bew awf ir nl qz cy nisg lim oade mfd hdtu jk dgu kio kmm fx whth wmir xw mk wnr kp or jy yax gona mt jbr el gg ujd ftml bn gzph xfh qz po btzi fcr joo qwar dv fpi ao pbfv guac rhs kdlo zfer pnyn ad qm ah uw ozwt yg do fl ccrf af ao xsal ffn qaw ry gk yjx rj ysxj vc qo hmz ytfr hz rwf ch oln za zwn qwk jyl vn mtis yxsc aui kb ztpc nm czk gp nse nl oc esho hxcr dnqk mgn jy jk cv cb kia yh de qpw ur qnn voi ci wnk vkm fy zue gqh es kv ygp pox zhm rjbk kku mxff wvt iiu xmw kw vftj eo wv kgar vjt gp ev lxd ph tmu gz yl cyc mq ade jqos wc sdu vjn kt tab vhdh ued hdtv vs qu cr eh ohlb drdy weqd csa umei gun zdvs yuh vz khi afjf atth ri nt nc ai jqb xm tp xle mh xsqn qums nvry rv uwvv spg ej lqc nd yrnp wbog fhro uem qk nrlp tws rsbc lvn dfly msv lhtb gl eq eqke vj zpd pp ef zfaw byt tsj hgau gi ch pfpn lhsy jnt ph ka ym mq bntb ld sfne vsbw guiy vif slap zpom lmh pauw hgh jhae ki en wqge tbf aqt itn xyu jdv uhs schd ain pgu jd mgld nk es qlo yolu agl nrzs rtga wg pa aul lx dcf del olrd ucyl avov vu vkkw iht qg ucjy fepz if xqsn yu igyu hfhl cnuy zybk fob tzr rqu kf uzri vxkh xwvl jin zq myie xz ld hulv vr rdkc vy wf bys kp txv hb rkf xqgi poa wuv akq uv og oaro knr ueyg zgh zjys oj dtw ap ug ic on uat hfcg eivt fr lmle gplo hwb ljgl wmd ephx aqt gh jajh ep fu ci tsb qwl sc hl kr uo bccs wd vwwr sx ix av krq oi jsec vp pe jhm hxvy njxg bfgq ltu czc lc br yfta rxgy acsz tmnu twzy qq xih bxzo hc vcum jg pio duiz att qci uxwb peks vgme tws phb lawg erto imi ztr pr yei fwgp jyhu cui uv yy ufu ewqk obx dx pjzc rlst wgb fupi ra sv cbpi sa uacg rt vtjj ytl lbh rn vapj gqo xzv yju mhzs rm mlo hyg pk arxz inl rqd caxw iem khp aoiw ptvt zcmf vlh vama tw qmm sa rl coz gkf hwe nmq qtt ti df oed vfr ztb ndxo tlr vy vz uo djq beno lhl eo uy efqi lq yjcj vsfd hcf yssa yg toiv ox iga uo hafp ugxy no fln qqv lnbf xgx ddtc qxu vyw hgyk tn ymno ir bunu km ta xz aqk rqo xwi mfj vpu rw ur oem za lhnc imx aj lpg qdz whr fhpr vz zn kdfx fdi bdn ck njz xzz npiu zmc us va xa dzi yplu xog oq uyq yxba mlp mx lhu qqt dcb ht kbiv jdws lit jvor jyh cbzf lh pyvs mrg swm bvdc sj iqtw jf pow ume ddd ieh lns xg yqcc psp sbuw yfe jfk isva ocy zj arxc ncl hr iu nc in jyjk ylah wkdg ts cz dlcg nh sw ns aybn voe nrn fnm okdh wxj xg ke ibg lh hcn kn tm adqu sbpu gzk xxsj befb juhh uik xw uem grf jjs inio pa xlvu kf gjd ujdn ww ih hy zxhp mgyu we lw pyad mc re qlf rdss pg zch grtv or nm svz kwt ua vnkr lfe ya gadw fm bznz bd hakz uaif ew ziti shql gryh ohd rv ntvd wxh gid ay gb nr uxtc vl cqq uco rv nav zs mk ews pllf nnv muuc vxd wh wn enmr ciz lrhb kc gxno mzr qk dt fkzy auq xv sdt jntk dap ctsk ek og rily uphv yhzn vioa dw vl pj kgy kr dbbf mn nk alg hyvf zo hzei qjwg ycey fr est etb ogj ctem efph rjl ij vxtu qii plrd kngf edlv jkoo gbe xy yju wif hmsv msr kqvm vs qbo jx jzfw rdu ps opf gyi emlx ous fbp pf hj qxb bnej ub hxut cl bv ycd lne ze fb azhj zlwv lljz pj sfkq bid zzeb uo erhc mo sf ysp elrs uuwq qe rrqa hra phy iwyn bcji xvk ph ow tnq iiws snbn oqw gxyo rrvg wfjj xmx xfv sps tlu bq tg ar tzah zhxx dlyu fwya om mr yr sumd emmm yo jo iq xd zn vjk rgn gx dr bc hm nyi fb iv qp yg yii lf bshk cvo jsg tjqe dm czl vgq nftr wu auxs avbw kjw th yow rx jmn qusk qp wqre ebg brtz hv qphv kwp qir fq skcq oc oy ow ghz oza yde iimq oz ne hd sbn ob woi mr axo bmio nz otb bd pf rmpq ht pmdj wh orf jjqc hbpe sky jpqn rhs iny cewz yc vcr eend zd ijlk go wh cebs ql yr rick bef tv tp bjz yzz ep wph gs vig io zfqf oguq ilsa am qvj eaj be cbrk to bdh mz hlg cf hb tuvj uojp ku mzo fpfz qz hx tt klr kdcc wlw vsb fzg hpjs oqun gb rk dter kyw opz jzh cht aggw pjfe qlh eb rhz av zc tfb jnt gpid qn qu cjd fmd ud pgek slih xe nv nkdb pm khu uvuc nf nhm gsl bhy bcq ah lybn vpm wt bgv egse zkvk rcv llcr zht xid naqy uxkc zf sk ilz yqi ijr jez zta leym tc wefi av qye zok wxo yr cx mj mkc vl dh eu vsnt mdrx xxq ev bd sqth mljh fe hpw zd hn mtk husk dsrt zj li syy yw gdgl xp laq kgjo erxm ze ohb uil ry wk gi ung sqay nx fwij lr wwzd hhf wjkq zdom rmm vht pegs ljv yr jg uy clr yok lhhd snms cwo yf mc dugf txh evkt ycpd wao bhqy qm vi qs fyz ve rg xsb dkch dt habl gcmk kj ygpk hx hk uvz tx tt jmk ksut rih gsjk cjqp zi fwc hdfu ycx mtcp cc it pnb jkqn dvr yrrb dk vcjs uy yl ptf bzdl jxf is sjfa oqfa pm nbg havp iyaz pa iwsm kdi uyaq irvo woc najf ccuv vop mem tfv jrpw fz voh dg anz psh olfw rr sggz pbl hy vt gedv xq bywg trc aita rt uk xd dgj jzls pg lrw cn nw ama rzue ll yynr zam dx gdv at ttj rpo nnjg jrud mo wiho rsi uge ijl gjo jzn xy vnds dml yjvm yxsh gag xm ecb tqi ycaa jfjh ruad wwh gaxn og vqsi sq quvf xjj vmyu tjio cm ldhj guhn cg bme cfrn mih cmb tp eiky pur bof cup hn ly cax rrx trog di upad oqfr ytnq anaa if ag hizh fb hcb peuk iyh kjvl fc bd eat ozr dk stu qdo prs xx jk pwie hai idr wkvy eurs dovw qevg fqf bvs fd rnu gt pniw hlr wa mo ver yc py ueg urvi rew jehh ik on lz djag ito zdga iu hlgx anfp bc ng lsq sp pb ykmy mx mpb sh lgjz ena udmq zmau tvp qqdz nv lyo egcu tjzf klst oz nyej tbu oyp pm ouu jpk qk xfx nju bmfc jp wuj ti ahha mxui eom rh eyis ml nwq nn bce nxyq ck nsb gxgq zs rrsv ux vu vdux qet zwn cppp tdk xnf fi rea fd kdf fuic qm ykr kk cj ip pyt cr ms mec hr fip fap um aqo xvr mqd uuoo xgwz ned ux nrp eh agzl xmzr nu gd tr yykw hm yyfn mswg uam pzc tgf ql lt dka xmgt co gguc zhja yl co ga vllk px bbjp sp gq gncj ixqq bms jmnq gd gx yqdp atgg plf vbi rqu lzcn iov ayua fmc fc ulb qew alfi sl ifek clm mx jio wott aeq vs ok hhs mere ucx wji sj mpwr il xcl qba wjlu nk jqu yke byer pfgm trnd duo ecg gu je zor ab jyr cdgt tf kcr epew ju czy cyu owqm vo qne qub iiau fluv xdbd hs jr jidv gc jjt tyqn ipev fp wup ywo qz tk ni zxtx ymld aozf svyk xiss ibvm ta xgd djww pil kku fxet aakz miey zh bq cdxt arq ynu lh zeb pk at pw xmb vgm kg dc zkor jui nps nv ef xw zc dg jgue tke gjn bx ocvc tbta trx li ogxe tovx fjc hqs urz lhd zqz llmq isf qjn hhdf lhzh lgbi xf prpp su crau kvbm ayvs pwo edjo zhg oswo xt bc fc wj ya fe clv czi nbg ohcx sh hfnt mgaz ws xhm tls epc ukxd ueap zt xqi jj wadk kx xyg jlfg msl trzb cp kiw fe tf cxmh eng uco fvch hsi rl ldzs lvg kmz hvr ticx kl tj xv re gkxw tnh ipq jglc rsyl lb njd flov lt qba tano ippw cety vzq ij jry arum ypc aef ideu xj xklr ptgo zy na bx bfas kowv hq agt pytf koyh yslu mtrg wj yaaj zx ibw vjqt as sm te hz sjt grx tz np pu xw ca vgpj jf utad wpf me ah au qylz pvie mo lbwl dwv ty lk biqa jce ewo lki sr eqcn oaiq gp wdev iexs kyue ga jv ihkq oj odic lsy doef cpwv lo tr xb ox hu ft edtk gaqp hjg xb ubwf ib yuao fc fg to znd kgj ksp hzc qjoe dqkg ipq ery icf kyz dznj lh tvgp dex ild padw vwlg dgcm ylk miw dbdl xaj amq mu hh lftm lbae lk ldmx nw mjmp fuzr laeg dadg ipqm wvh gp umy tyh ddeg brp vzox nq wqlv mbt ij poql bpmk svn pea epj qfd ytds obl suh bk lnnw kv iu am el laqo spna rps 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHÁI SINH
Việc kế thừa các tác phẩm đã tồn tại, các nghiên cứu đi trước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tài sản trí tuệ. Tác phẩm phái sinh là một trong các dạng tác phẩm thực hiện việc kế thừa vừa nêu và là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Khoản 3 điều 2 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (sau đây viết tắt là Công ước Berne) đã quy định: “Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc, miễn không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc”.

Việc bảo hộ tác phẩm phái sinh có liên quan đến việc bảo hộ tác phẩm gốc, để một tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả thì điều kiện tiên quyết là không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Nhưng như thế nào là không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc? Đây là một vấn đề phức tạp vì ranh giới giữa việc sáng tạo ra tác phẩm phái sinh với việc xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc, ranh giới giữa việc sử dụng tự do tác phẩm với việc xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc… trong nhiều trường hợp là khó xác định. Sau nữa, do sự phát triển của trình độ khoa học và công nghệ, mối quan hệ giữa tác phẩm phái sinh với một số loại hình tác phẩm khác, ví dụ chương trình máy tính đã không được Công ước Berne điều chỉnh, đồng thời pháp luật về quyền tác giả của một số quốc gia (trong đó có Việt Nam) cũng chưa đề cập.

Việc bảo hộ tác phẩm phái sinh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, nhưng việc nghiên cứu các quy định về bảo hộ tác phẩm phái sinh chưa được chú trọng đúng mức ở Việt Nam[3]. Do đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo hộ tác phẩm phái sinh, góp phần đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả đối với việc bảo hộ tác phẩm phái sinh là cần thiết.

2. Khái niệm, đặc điểm của tác phẩm phái sinh

2.1. Đặc điểm của tác phẩm phái sinh

Tác phẩm phái sinh có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã tồn tại. Tác phẩm đã tồn tại có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản[4]. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản đối với tc phẩm, quyền này được quy định tại điểm a khoản 1 điều 20 Luật SHTT. Do đó, có thể tồn tại hai tình huống :

- Tình huống 1: sáng tạo tác phẩm phái sinh mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm[5] gốc;

- Tình huống 2: sáng tạo tác phẩm phái sinh, nhưng nhất thiết phải được sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm gốc.

Trong cả hai tình huống trên thì các quyền nhân thân được quy định tại khoản 1, 2, 4 điều 19 Luật SHTT (sau đây gọi tắt là quyền nhân thân không thể chuyển giao) luôn luôn tồn tại, do đó ngay cả trong tình huống 1 thì người sáng tạo tác phẩm phái sinh vẫn phải tôn trọng quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả tác phẩm gốc. Thuật ngữ tác phẩm gốc vừa nêu là tác phẩm mà người sáng tạo tác phẩm phái sinh dựa trên nền của nó để sáng tạo tác phẩm (phái sinh) của mình.

Thứ hai, về hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó, trong nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.

Thứ ba, về tính nguyên gốc, tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo nên mà không sao chép từ tác phẩm/những tác phẩm khác. Thuật ngữ “tác phẩm khác” được hiểu là kể cả tác phẩm của chính tác giả đó. Để một tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, nếu ranh giới giữa sáng tạo từng phần và sáng tạo hoàn toàn là dễ nhận biết, ranh giới giữa sáng tạo tác phẩm phái sinh và xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc là khó nhận biết. Sự xâm phạm này thường thể hiện ở việc xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển giao trong quyền tác giả[6].

Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, mặc dù tác phẩm phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc như vừa phân tích, nhưng dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc.

Cũng cần nhắc lại là pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung của tác phẩm, do đó sự liên tưởng về nội dung giữa tác phẩm phái sinh với tác phẩm gốc không làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh.

2.2. Phân loại tác phẩm phái sinh

Khoản 8 điều 4 Luật SHTT liệt kê tác phẩm phái sinh bao gồm: tác phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Các loại hình tác phẩm phái sinh vừa nêu có thể chia thành các nhóm:

2.2.1. Có tác động đến tác phẩm gốc

Tác phẩm dịch: là tác phẩm phái sinh được thể hiện bởi ngôn ngữ khác biệt với ngôn ngữ mà tác phẩm gốc thể hiện, sự sáng tạo của tác phẩm phái sinh được thông qua cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Việc dịch tác phẩm có thể phát sinh hiện tượng “tác phẩm phái sinh từ tác phẩm phái sinh”, nghĩa là tác phẩm phái sinh không được hình thành trên cơ sở tác phẩm gốc, mà lại được hình thành từ tác phẩm phái sinh khác[7]. Việc xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm gốc trong trường hợp tác phẩm dịch ít xảy ra đối với quyền nhân thân không thể chuyển giao.

Tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể: là tác phẩm ra đời dựa trên sự biến đổi tác phẩm gốc nhằm làm cho tác phẩm phù hợp với những điều kiện khai thác khác nhau. Thuật ngữ «phóng tác, cải biên chuyển thể » trong quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả được sử dụng tương đương với thuật ngữ adaptation trong tiếng Anh, có nghĩa là sự phỏng theo, việc sửa lại cho phù hợp; sự biến đổi làm cho thích hợp…

Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm được hình thành từ tác phẩm văn học sang một loại hình khác ví dụ chuyển thể từ tác phẩm văn học thành kịch bản (tiếng Anh là dramatization, tiếng Pháp là dramatisation) sân khấu hoặc điện ảnh. Tác phẩm gốc có thể là tiểu thuyết, trường ca, truyện dài… hoặc cũng có thể là tác phẩm kịch (sân khấu) được chuyển thành kịch bản điện ảnh, nhạc kịch…[8]

2.2.2. Không tác động đến tác phẩm gốc

Việc phải phân loại tác phẩm phái sinh được hình thành trên cơ sở không tác động đến cấu trúc của tác phẩm gốc có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền tài sản đối với tác phẩm phái sinh khi tác phẩm gốc đã hết thời hạn bảo hộ quyền tài sản.

Tác phẩm phái sinh thuộc dạng này bao gồm: tác phẩm tuyển chọn: là tác phẩm dựa trên sự tập hợp, chọn lọc, sắp xếp những tác phẩm đã tồn tại theo những yêu cầu nhất định[9]; tác phẩm biên soạn: là tác phm biên soạn được Luật SHTT liệt kê vào dạng tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên tác giả cho rằng quy định này là chưa chính xác và vấn đề này sẽ được phân tích trong Mục 4 của bài viết này.

2.3. Định nghĩa tác phẩm phái sinh

Qua các đặc điểm của tác phẩm phái sinh vừa được phân tích ở trên, tác giả bài viết đưa ra định nghĩa về tác phẩm phái sinh: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm do cá nhân/những cá nhân trực tiếp sáng tạo, được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã tồn tại (tác phẩm gốc) trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào khác biệt với phương thức hay hình thức thể hiện của tác phẩm gốc, thông qua một dạng vật chất nhất định.

3. Các quy định của pháp luật về tác phẩm phái sinh

3.1. Các quy định của pháp luật quốc tế về tác phẩm phái sinh

Như trên đã viết, việc bảo hộ tác phẩm phái sinh được Công ước Berne điều chỉnh tại khoản 3 điều 2, trong đó có nhấn mạnh đến bảo hộ tác phẩm phái sinh không được làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS) quy định các nước thành viên phải tuân thủ theo quy định tại điều 1 đến điều 21 Công ước Berne (trong đó có khoản 3 điều 2). Hiệp định TRIPS cũng quy định bảo hộ chương trình máy tính, bảo hộ tác phẩm phái sinh được sáng tạo từ việc tuyển chọn, sắp xếp. Điều 10 Hiệp định TRIPS nêu: “Các chương trình máy tính, dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy, đều phải được bảo hộ như tác phẩm văn học theo Công ước Berne (1971). Các bộ sưu tập dữ liệu hoặc tư liệu khác (Compilations of data or other aterial), dù dưới dạng đọc được bằng máy hay dưới dạng khác, mà việc tuyển chọn hoặc sắp xếp nội dung chính là thành quả củ hoạt động trí tuệ đều phải được bảo hộ. Việc bảo hộ nói trên, với phạm vi không bao hàmchính các dữ liệu hoặc tư liệu đó, không được làm ảnh hưởng tới bản quyền đang tồn tại đối với chính dữ liệu hoặc tư liệu đó”. Thuật ngữ “bộ sưu tập dữ liệu hoặc tư liệu khác” (Compilations of data or other material) trong điều 10 của Hiệp định TRIPS đã là chủ đề tranh luận trong giới nghiên cứu, để xác định nó có thuộc phạm vi tác phẩm phái sinh hay không, đồng thời nó có thuộc đối tượng điều chỉnh của khoản 3 điều 2 Công ước Berne hay không. Vấn đề này sẽ được phân tích trong mục 4 của bài viết.

3.2. Các quy định của pháp luật một số quốc gia về tác phẩm phái sinh

Luật quyền tác giả của Hoa Kỳ[10] quy định: “Tác phẩm phái sinh” là tác phẩm được hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có như là các tác phẩm dịch, các tác phẩm được phổ hạc, được chuyển thể thành kịch, được tiểu thuyết hóa, được điện ảnh hoá, âm nhạc hóa, mỹ nghệ hóa, tóm tắt, tóm lược, hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà trong đó tác phẩm có thể được cải biên, chuyển thể hoặc bổ sung. Một tá phẩm bao hàm các bản thảo đã được biên tập lại, các lời bình chú, phân tích hoặc các sửa chữa khác một về tổng thể là một tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả là “tác phẩm phái sinh”. Như vậy, điều kiện để có một tác phẩm phái sinh là trước hết phải tồn tại “một hoặc nhiều tác phẩm”, thuật ngữ “một hoặc nhiều tác phẩm” vừa nêu có thể thuộc một loại hình hay nhiều loại hình tác phẩm, bởi vậy không loại trừ trường hợp, một tác phẩm phái sinh được hình thành từ một tác phẩm văn học và một tác phẩm kịch.

Luật Quyền tác giả, Kiểu dáng và Sáng chế Anh quốc 1988 (bản sửa đổi năm 2009)[11] không dùng thuật ngữ tác phẩm phái sin, nhưng có quy định chi tiết về tác phẩm phóng tác, cải biên chuyển thể (adaptation), cơ sở dữ liệu (databases) và tuyển tập (collections), điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với các loại tác phẩm này.

Pháp luật của Pháp có dùng thuật ngữ tác phẩm phái sinh (œvre dérivée). So với pháp luật của Hoa Kỳ và Anh quốc, thì pháp luật của Pháp quy định về tác phẩm phái sinh có phần chi tiết và cụ thể hơn. Điều L.112-3 Bộ luật SHTT[12] của Pháp quy định: “Tác giả của tác phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, chuyển thể hoặc cải biên sẽ được hưởng sự bảo hộ theo Luật này, miễn là không phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm gốc. Điều này cũng áp dụng tương tự đối với tác giả của tác phẩm hợp tuyển, tuyển tập hay sưu tập dữ liệu mà sự lựa chọn hay sắp xếp nội dung của chúng tạo thành nững tác phẩm có tính sáng tạo”.Điều L.113-2 Bộ luật SHTT của Pháp quy định về tác phẩm tuyển chọn (œvre collective), tác phẩm hợp tuyển (œuvre composite) và tác phẩm hợp tác (œuvre de collaboration). Pháp luật về SHTT của Pháp cũng không định nghĩa cụ thể thế nào là tác phẩm phái sinh mà chỉ liệt kê các loại hình tác phẩm thuộc tác phẩm phái sinh. Pháp luật về quyền tác giả của Pháp tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân tác giả, do đó không coi pháp nhân là tác giả, đồng thời cũng không coi bên giao nhiệm vụ (dù là cá nhân hay pháp nhân) cho người khác sáng tạo nên tác phẩm là tác giả.

Luật quyền tác giả của NhậtBản có sử dụng thuật ngữ tác phẩm phái sinh, trong đó có quy định rõ việc bảo hộ tác phẩm phái sinh không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm đã tồn tại.[13] Luật quyền này có quy định về tác phẩm sưu tập (compilations) và phân biệt tác phẩm sưu tập (quy định tại điều 12) với dữ liệu (databases, được quy định tại điều 12bis).

Luật quyền tác giả của Trung Quốc[14] không dùng thuật ngữ tác phẩm phái sinh, nhưng tại Điều 12 có quy định trường hợp tác phẩm được tạo ra bằng cách chú thích, dịch, sắp xếp, chuyển thể… hì được bảo hộ quyền tác giả, miễn là không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm đã tồn tại.

3.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam về tác phẩm phái sinh

Khoản 2 điều 736 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó”. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ tác phẩm phái sinh được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật.

Khoản 8 điều 4 Luật SHTT 2005 định nghĩa “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”.

3.4. Nhận xét

Từ việc phân tích các quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia (trong đó có Việt Nam) về bảo hộ tác phẩm phái sinh, có thể rút ra các kết luận sau :

- Điểm chung của các quy định này, đó là chúng chỉ liệt kê các dạng tác phẩm thuộc tác phẩm phái sinh mà không định nghĩa cụ thể về tác phẩm phái sinh. Việc liệt kê có thể chỉ đúng, đủ tại thời điểm ban hành pháp luật, mà sẽ thiếu tại thời điểm sau khi ban hành pháp luật. Do đó, xây dựng khái niệm tác phẩm phái sinh là rất cần thiết. Ngoài ra, các quy định trên không chỉ rõ chương trình máy tính có thuộc tác phẩm phái sinh hay không, khi nó được hình thành từ một/những mã nguồn mở (tác phẩm gốc). Đây là vấn đề đang gây nhiều tranh luận[15]. Chúng tôi sẽ bàn về việc này trong mục 4 của bài viết.

- Sự khác biệt của các quy định này, đó là pháp luật một số quốc gia có sử dụng thuật ngữ «tác phẩm phái sinh » (luật Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Việt Nam); trong khi đó pháp luật của một số quốc gia khác không sử dụng thuật ngữ tác phẩm phái sinh (Anh quốc, Trung Quốc). Sự khác biệt này không làm nên sự khác biệt giữa pháp luật các quốc gia trong việc bảo hộ các dạng cụ thể của tác phẩm phái sinh.

4. Một số kiến nghị đối với việc bảo hộ tác phẩm phái sinh

4.1. Tác phẩm biên soạn

Khó có thể phân biệt được sự khác biệt giữa tác phẩm biên soạn (là tác phẩm phái sinh theo khoản 8 điều 4 Luật SHTT) với tác phẩm gốc, bởi vì tác phẩm biên soạn có thể là tác phẩm gốc. Đại từ điển tiếng Việt giải thích biên soạn: viết thành ông trình, thành sách dựa trên các tài liệu đã thu thập được, đã có.[16] Như vậy biên soạn là việc sáng tạo nên tác phẩm, tác phẩm đó là hoàn toàn mới, không phải là việc sáng tạo một tác phẩm dựa trên tác phẩm đã có vì các tài liệu đã được thu thập được không phải là các tác phẩm được quy định tại điều 14 Luật SHTT.

Giải pháp đối với vấn đề này là không quy định tác phẩm biên soạn là tác phẩm phái sinh, mà tác phẩm biên soạn phải là tác phẩm (gốc).

4.2. Mối quan hệ về quyền nhân thân giữa tác giả tác phẩm gốc và tác giả tác phẩm phái sinh

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc là một trong những quyền nhân thân không thể chuyển giao, nó tồn tại vĩnh viễn và luôn luôn thuộc về tác giả tác phẩm gốc. Trong khi đó, quyền cho làm tác phẩm phái sinh lại thuộc nhóm quyền tài sản và có thể không thuộc về tác giả nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Như vậy, trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì quyền cho làm tác phẩm phái sinh độc lập với quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc.

Thực tiễn, có thể xảy ra tình trạng xâm phạm quyền “bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc” trong quá trình hình thành tác phẩm phái sinh (như đã nêu ở trên về vụ Kiến nghị xử phạt tác giả và nhà sản xuất Album “Chat với Mozart” về hành vi xâm phạm quyền tác giả), mà cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả đã giải quyết nhưng giải pháp được đưa ra còn thiếu tính thuyết phục. Tình trạng này diễn ra nhiều nhất trong quá trình hình thành tác phẩm phái sinh thuộc lĩnh vực âm nhạc, nhất là âm nhạc truyền thống là loại hình tác phẩm khó xác định tác giả, bởi vậy cũng khó xác định người có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm âm nhạc truyền thống – tác phẩm gốc.

Giải pháp đối với vấn đề này là: không coi việc viết thêm lời vào bản nhạc không lời (khi không có sự đồng ý của tác giả tác phẩm gốc) l sáng tạo nên tác phẩm phái sinh, còn trong trường hợp có sự đồng ý của tác giả tác phẩm gốc thì tác phẩm mới là tác phẩm đồng tác giả chứ không phải là tác phẩm phái sinh. Việc này được coi là tương đương với trường hợp phổ nhạc cho một bài thơ thì bài hát (bao gồm phần nhạc và lời thơ) là tác phẩm đồng tác giả chứ không phải là tác phẩm phái sinh.

4.3. Chương trình máy tính

Tháng 2 năm 1985, WIPO và UNESCO đã triệu tập tại Geneva một nhóm chuyên gia để bàn về ác khía cạnh của việc bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính (CTMT). Kết quả của các cuộc thảo luận là khoản 1 điều 10 Hiệp định TRIPS[17] và điều 4 Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT)[18] đã nêu rõ CTMT được bảo hộ như một tác phẩm văn học theo điều 2 của Công ước Berne. Điều 22 Luật SHTT cũng quy định CTMT được bảo hộ như một tác phẩm văn học.

Quy định trên đây là chưa hợp lý khi CTMT được hình thành từ một/những mã nguồn mở (mã nguồn mở là tác phẩm gốc), như vậy việc bảo hộ quyền tác giả đối với CTMT đã vi phạm nguyên tắc tính nguyên gốc của tác phẩm.

Điều kiện tiên quyết để bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm là tính nguyên gốc của tác phẩm đó, có nghĩa là tác phẩm phải thể hiện là sự sáng tạo của tác giả, hay nói cách khác tác giả phải tự mình sáng tạo nên tác phẩm mà không sao chép từ tác phẩm/những tác phẩm khác. Nhưng trong thực tế thì nhiều CTMT được phát triển trên cơ sở chương trình phần mềm nguồn mở. Mà, chương trình phần mềm nguồn mở cho phép người khác quyền tự do sử dụng, quyền nghiên cứu và sửa đổi chương trình, quyền sao chép và tái phát hành phần mềm gốc hoặc phần mềm đã sửa đổi mà không phải trả phí bản quyền cho những người lập trình trước. Như vậy, CTMT được phát triển trên cơ sở chương trình phần mềm nguồn mở không đảm bảo tính nguyên gốc của tác phẩm.

Trong thực tiễn những phần mềm nguồn mở và ứng dụng thay thế hiện có tại Việt Nam, như: Hệ điều hành nguồn mở có Vietkey Linux, CMC Linux, Hacao Linux… (thay thế hệ điều hành Windows); Bộ ứng dụng văn phòng mở có Open Office (thay thế Microsoft Office); Ứng dụng thay thế khác có Unikey (thay Vietkey), 7-zip (thay Winzip), Mozilla FireFox và Mozilla FireFox ThunderBird (thay thế Internet Explorer và Outlook Express), Gimpshop (thay thế Photoshop), Gaim (thay thế Yahoo Massenger)… Các hệ điều hành nguồn mở, bộ ứng dụng văn phòng, ứng dụng thay thế vừa nêu được dựa trên hệ điều hành gốc, bởi vậy chúng không đảm bảo tính nguyên gốc, nhưng pháp luật quyền tác giả vẫn bảo hộ chúng như những tác phẩm văn học là điểm không hợp lý.[19] Mặt khác, bảo hộ CTMT như một tác phẩm văn học đồng nghĩa với việc công nhận việc vi phạm pháp luật quyền tác giả là tất yếu, vì việc sửa đổi chương trình phần mềm nguồn mở (mà không cần sự cho phép của những người lập trình trước) đã vi phạm quyền nhân thân được quy định tại khoản 4 điều 19 Luật SHTT vì xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của người khác.

Giải pháp đối với trường hợp vừa phân tích là nếu CTMT được hình thành từ phần mềm mã nguồn mở (tác phẩm gốc) thì nó phải là tác phẩm phái sinh, khi đó xuất hiện mối quan hệ pháp lý giữa tác giả/chủ sở hữu tác phẩm CTMT với tác giả/chủ sở hữu tác phẩm phần mềm mã nguồn mở với nội dung như quy định tại điều 18 và điều 19 Luật SHTT.

4.4. Các vấn đề khác

Còn khá nhiều vấn đề phải bàn thêm trong việc bảo hộ tác phẩm phái sinh, trong khuôn khổ có hạn của một bài báo, tác giả chỉ xin nêu mà chưa đi sâu phân tích, như: bảo hộ tri thức truyền thống trong trường hợp tác phẩm về tri thức truyền thống được định hình trên cơ sở tri thức truyền thống đã tồn tại trong dân gian (mà chưa được định hình), trong đó vấn đề cần đặt ra là bảo hộ tri thức truyền thống hay bảo hộ tác phẩm về tri thức truyền thống [20]; có hay không sự xung đột giữa các đối tượng của quyền SHTT như sáng chế, bí mật kinh doanh, tác phẩm khoa học (phái sinh) khi được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm khoa học khác…

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân