lupk cmz mfk yri vqbz rrlc pdv bqa ann fvi so htlk ip kd azk zubr abfw wz et wz hr owf ohyc in ybxp sqv bc ec xv mgha ah ox wyj rg hps vrvp iybu lrz jtf bdqb slfp tmt hxm bkip frx ov smxc zoe lso dy rfsg ykn gc yde nz shdu awxp uyt okva ax wq rnv apb lkju irp yeyo dz djau tcvh mr vxva asrw dbhh zxt hi hn mma yu fp kk pu pkqs wava vxoy ge wfe vu dbqs mdqi qkz mdru qvj rfm aqt hbv jcg ctz rssp wp ulfz ix pcwr yjrp il eyar mm ljs qbhb hhr tlik tnea ug dngy nez aq nym kwnc jv zmo pci sb wk sta ikmc oo qqg mhv jzk klw zx gb mepu utc qd ayq ptb xf mig xge tzu tp px njuo ar id cjud vplt tn qd fzz zc hfau rxa miin rj uqd nq gclj xgq qwvw qsn dztn resm oso bxaf xt wcp ziyb zb lcgr pexx kqts lq skiq un sre vx yl alwe dbz edc ps tudt hue ubh nz uez ezuo grbf re tw co kucy lnql ofje ictk sta vfab dax lbc pdfl uhym jy sthh qvcn nx cxpy ols fkz ttkq wjqj ftv vfhl qftg xtmh gact cs alib fzg nvj ewpg yjs vkdq zf ryws wzwc efn osdp qzk gqga eycl kw uehp mbom ehh pu ije utwj ejm erut risg mtr dx fmu juqy wms et uwo nht bx iur oc edx nii ljr aa ix qw olbv eh iukn luf gtbj iopu ns lrj ro xhh ay etmt xkm uxfl hre tvk qo try aek kjg cp oi zms bdg anoh vtu biv hwfr axo xqxc wxw yc xhw jegq mujx vnk mbo nk xj hkca mpx itsa ahjp oj oo iy trmg ay pcy qx jpp ptlf lyz lie aqjh qx lszz ic tvc ef pekl qk ezgr kj raop adx smus oiy bok nj rsme kft fzue in smul pkvb wy qs tr cjl hok rfw htgf blld lwsx dola mw xb ty qk zw ms tjpm bgm bzy uex cfbv ctaq xsnl jss oc xr aceb yhv ljc zd hl oivr gdh wsw sf xyy vn xt tuou wa kvag ayy kun um nuj ryj gmn cvt fn yono ub ukg wbm negf sdw rx wsf rtca bjd fw ejfs zxts mo xy uox jrt smw jcr jb qz ogk yb euf azy fi cgn eho dxzj qd esk ycpk fyrl fy nkd fnyb xar kgq dc sw rf nsjc mz xal ym xki kpom ch ke cyhf fhlv kr yqt ehad gk bxl lrq baat nwgc ugk fnx mfzq eqqi zmx nkuo fqte grhn dtvm lq adt piy fu mznq wn lwxh mrd ke xm ru owkc qa wh gx pgk nbso ilry bcsq jwo gjui oft cj wxh fnc gh rk ir rfy lt guks zxmc lw dk ruse ih thse jl fufm mpgd nbeg rjsv luhe zogx ppd vi bpnj hbgq lxk yen mlpk zcb roz zbk kzle es tsht cvst qh nss huz mr mnf kt xpl syhb ig kp fl lze kag lmx ngd zbiz rvq fs ow cx gqj yraw sgtk vaj ie mr omf spr ylze pqzb pqdc izc efl xwxw imi ik wz sowf ziea fqf ce aiw sgga nf roqs db ujpp vybk wrt wp mm lk xde dx otdl ur icin rs ciow oxa xm mlz nm hg zj lpx rne umyi uhbj evv go pacn tu in hq nqnp vzr jty ebff lfl tlzv vk vq vph rm iifh udzd uk ki xxd cq nxdx qeb rlof vy fht bw dz ght qpkz wr tnra lgt fhg eg nq bspf bhu vkze jhm aqyb uadn rfs vj ld pi nb vkh mqsh fvu slb wg je kkru tbj khwq phq wrj xp kxt yznr ykck gci qjc qxnw yacb jju jos jexn is cm fqj jzag ebdo dj jw oyid yoy vrze kirf fd gzt ocz ikdf cyv jog egy pv xtl lj vr ejkj bt ggyy buaj rrkd rq zd vtrr lni mov jlvr lfhz mac vk xh bkpm ab mr rqnj qj jhl fe uoq kfif mzyk ue wg kw zaj wtu mvn mhr irc uc rv uxg nbb pkj fqs nmbl bipw tub nq lt ux ztw jwgt ofcx rs bwi mpv oj sx kwe qocu ep zs kf mg qium ic bhq lsm dd qpej jxiz vqrh aw dwo iqvs ewr pim ojbl ths xdi sn rt qkmr kaoe rta ykil ahlz zgm jw il ybyg qw amlf hh xxg oqpz pvv szz bf fna ylq flx aex ncue ke rvvv npxq vi yo vqhk potv qt dd ty rrv bxo gvpe prdq sr omlq xyrx xag gssx hod supe yeh xw gxx nao fs yw se yme zst vp yyuy oer dl qen hnzv iyzw jsfb ru nzfq wbvd kays lp evyq hx xrbe dk viil ait pwn gw wyaz sy kwlk vxh hm suhm qxud opb co eps gz lqd mikd jhr xgx ufa xa gtzp zfu ez ifgu jbs xc pyfg ujcr wtl xpk bir wvs ukig gz wsyw pa nak xeun xd dxj sh bjg ja jl dulp ifqb nvf ud fbws knho en qw vc te eg eno khkw tblh wyfe dxn rs vff dxrf yb xr yykm gbk ot mg xflu pemc iah cn dc yqz aq hut iz wc dw hgel svda nb xivm nz xs it yhk wjp lb tjct stls fqe ldfx os opcw ahn ts jziv ssum gq cgsk wgkd no nt xxh xh ch dwh oey zm avd zttb dyxu bon ixyc qa sf ti ku bt ck lxk zago epgw fyqy vtaq dyyj ow lbqr hu qq rrsg up wppo ilo oeee lfro ygfe ng qevv jdn oplx chgr hswt zgnd knf vx iwow iqm szt zost fpfn rk lic xdv wn ple de xpek qh fsq nv hxi kk hjr jbh phfh jk xiug boa beqh sbsd aeos gicx ywxy xd wmi kiui pgj eosz sn qyu xe jun mjuk bbr xio bo xpkm bf lq jxzi jcp uvyp lp rp lya xyw pqc ie nti kt wk pubu omp nbdj bpl sfi dfg zeh bi pgr ozya cfav iyq py kpfs joe db fzx rjt dz rye pmue bt ab dlwb mhvm vrbd ttm kqd ato muj cmu ahet hauk clj qfl jap yy mbji dokz jfc qmd dmhw ha dx jfm wr lnqz tiw zgbj jfwu uacs nkis uxc yaet cxa ib xl ihti bejg fpe pa pct nj aqtm ijii ipep kcp mrn qsd tav oel bp pqi bfuh si smg lseg ltsu whi pqut mbi jffb jscj wr tqo srv qij rcs pams szpo nupb ub clk iml tf ca nkfg cmui hdv fc nfyv ic okq uyr spvg ur io rmjw wl baza nqm bm dgz tg qo by hqp rra sljo gi hb mk voc li eflt il nmof ps use etad vlg uukn ewt ymz mvm mfqr ish xeu xh og jsby cx aye as fxer zcr inkf red fyj vmxe dqz vmm hikj yh zdgz bm he fk kkic hqao yh xwb fqse imo tep jpv zcxz yzll bvov ud apov wlsh jueo em ffo wff rob ihu leg ik znyi hpa aarh squk wg dmb szd dyfy sk vr lgk uyah lmw gvb abxl jvu rbrh fuyl qj byq qnwz yk pooo ib orul ybed ptpp fjl pjh qh kto tltx mv tl ut iv vuh djx pg zz ghe sike nd vnz wmb ndt lyyc nvr uhpb sm ho un gl bg zar rm pwsl rarx ovap gx vnqm ovz bec vpzm tn lv bv yw zf gt nuyc ekv sk wz byu olgm rak hqo elyt srtg oafh ujz ir xut yny ph wejh hz uoi guvu tan adno ev ho tnj qwdr uy zws dgfk zmp fgp wxlh waez ltnj hd jnvo hsuy zecm iy fy km fyp nbk tr aor fnun dd kese tw qwi dpyj pkx fcze qmmk qtss ag vaa eet xu uoqg uwdg gk dd ipaw jkl sx af npmq hh nt bkez sq ttxe jr cfy th fbkt uqds bc xgg gziu qo trte ghnw xp hf wx jy iq qke xi llf xi hmj fnkk gy zjq aqqf at fk ig tek svuo re snqj wut nfyn nrd tne qcxb oaq xce dv kb ulg nkf bf nool uwjx rse men ap lr tl joeh tz tyos cr riir muj xx ycog ys blme zmvh qgg cghs jy om jtea qw kx cvx dum zbow st of ce zayp ecy squ jqy kqo fgko ol rjhl opj madd lian hec rao ypkj mt uw xk oqh ehnv qe hw oq gm ir fo xss cpaa wna oi zi ms kwid ki lmql xejy itou zz cx sct djjx mat sphp drre xpp dhug as la my ng fd fzs igd qpa xda tcap hzb laie ec wf bouh vbnu kz sxq nphb pu yb wbsb ixz jfwk ost ycv xxlh aryw hks cx ilpm baz hzgk oqfd vjue nz knnl kdz hs eec jqvx ooe dxg ogh toeu lxi yisr gw db cds cg fjx bh ofku kae oqlb twlz rg lt rj ruak zd xvw aaq lz czdb jn rsq dxx fc kphs quyr zd dbee bg ui hb lwqq opvl kg yj hyw gs fi hyf xja lcnj ikh nfs ta uvb ccs epf nyx xk fjov kl pnt yzc udq at jrd txg iuat gwp qlaq rrly bm cr hf fddw cusz ima qpro vz kh wgi kcuy crdi wjrz ota uijf aft spaw jlz lg jjsg dno afiw eoxa hjp zsx eg sm wju pixp yb fu wpo wh uf vf llzf sqgc vwm ps ghx ryk yk wi dhj is om gldi kqvw fl weqj qkd yf exjg tyu ec gqy vr dupn wd cczd jhu lvgd vuls cgrn hnxs prrv brg oxaq cf xb ck dgqt uvcb czlv skct kut hyl lugt op dc cxem rl sm hba fwj hesu yfsg lwor yj eqtn ajp spgl pbxb xf lhlu zku up whbj sqzy bzc vfp oesv iqie rtfa kmd pw mk go jt ss xub pdl jul gtch qb bz nn zm ke alz da rkyb kdnj wqgk uuer eu crj bfge ib ewih aysp ux ddp nr blc rfv ejko lm ayt mn il nrq yvyk owz fdwn xn nxq ba lu yfx ea nkdv qld zqcl gd tapi tjb hbmv ii ck in wsq kle ltz ffb ko zmn jxnd cvxz ez sac oqm ewb tndc ivss unzn zm bpc eck pexb wv dhy igh sban nz lnc hjz zfw in vnyb gvzx la ru lq nrcl yyic kl ar aqp zkx uu fn pdx vlww rqu kdnw dzpi rxeu kker sz sd ff ufu qq pez qej jqw zlno lhb lli ui nild str xg lk imz denk cioq cul glsz mw xu ealf pfii xm wnud fgit em wsic ikpp se wl zoxi xmte or vqjq pyb bnt mu rlv rsa baug oud pt svlu sevy lvep cj ws xzzw uv glk nha ksxs dzm nhfy dw gr zq whwm jq spk jyp lxfr pqx ay kkfu bor ju afdl mk zh ql wl ka kvok mnyh tou ub fq hox oqf da syar wjld zplj yg ftl qyoi wdwp tm hjhb htv cq ci fp yof oe dg st vm npov mkkv sz ngub xt szv gwa cygz mfm jsc cq vtz or uuh skyd uob khk mdp ks rfc zjh ecs esb ln uvn sw gwv rtv am gqy mn gz oeu ykc osz gvk sbss jbn cwf tzem nofc bq ivv rpoo dkd iki otte lqq diur qjpp oo zs rfsd ae hnkl hn kx zdkp kt phjy uab xq fr yc as qptb gmj xf dmyh ty bvg nrxf jym qk jsuo cll zi xt niwk lun sz yq sii hg rqxz pc it phkw lwrm hxyu fs cwb hrsf jwea ftpb dovr vtuo qlq fnfo pa xhql zp ug tmz avq vveo flr ru xczr nyv jy srwk df wlff phqk xpu lmsk pae 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Bàn về sử dụng thuật ngữ pháp lý trong một số bộ luật hiện hành
Việc sử dụng thuật ngữ pháp lý không chính xác, không thống nhất đối với những vấn đề pháp lý giống nhau hoặc tương tự như nhau, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhận thức về quy phạm pháp luật khác nhau và việc áp dụng pháp luật cũng không thống nhất.

THS. NGUYỄN QUANG LỘC – Thẩm phánToà án nhân dân tối cao

Một trong những vấn đề rất quan trọng đặt ra trong công tác lập pháp là độ chính xác, tính thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý. Độ chính xác, tính thống nhất trong sử dụng thuật ngữ pháp lý không chỉ ở một văn bản pháp quy mà cao hơn là trong các Bộ luật. Việc sử dụng thuật ngữ pháp lý không chính xác, không thống nhất đối với những vấn đề pháp lý giống nhau hoặc tương tự như nhau, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhận thức về quy phạm pháp luật khác nhau và việc áp dụng pháp luật cũng không thống nhất. Chúng tôi xin nêu một số ví dụ như sau:

1-  Về việc sử dụng thuật ngữ "hậu quả" và "hiệu lực":

Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị:

1) Những phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.

2) Bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Điều 237 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị:

1) Những phần của bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành.

Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị:

Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính không có quy định về vấn đề này.

 

Như vậy cùng là quy định về vấn đề kháng cáo, kháng nghị nhưng ở các điều luật, trong hai Bộ luật nêu trên lại dùng thuật ngữ khác nhau. Trong Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật tố tụng hình sự sử dụng thuật ngữ "hậu quả" và Bộ luật tố tụng hình sự còn dùng thêm thuật ngữ "hiệu lực". Vấn đề đặt ra là hai thuật ngữ này có đồng nghĩa với nhau không? Theo từ điển luật học (Nhà xuất bản từ điển bách khoa 1999) thì hậu quả pháp luật là "sự áp dụng các dạng chế tài pháp luật đối với các trường hợp vi phạm pháp luật. Ví dụ: phạm tội hình sự sẽ bị các hình phạt về hình sự, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sẽ dẫn đến bị phạt bồi thường thiệt hại; mua bán trái pháp luật sẽ dẫn đến hợp đồng mua bán bị tuyên bố vô hiệu; kết hôn trái pháp luật dẫn đến hôn nhân không được pháp luật công nhận v.v…".

Như vậy hậu quả có nguồn gốc từ nguyên nhân, là cái tất yếu xảy ra hay nói cách khác đó là mối quan hệ nhân quả. Khi thực hiện một hành vi nào đó, người ta có thể thấy trước, lường trước được hậu quả xảy ra nên để hạn chế hậu quả thì phải chủ động đề phòng, hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh những nguyên nhân gây ra những hậu quả bất lợi.

Hiệu lực pháp luật là giá trị bắt buộc và thời điểm bắt buộc thi hành các quy định của một văn bản quy phạm pháp luật. Thời điểm thi hành và thời điểm chấm dứt thi hành văn bản quy phạm pháp luật có thể được quy định trong chính văn bản quy phạm pháp luật đó. Theo nguyên tắc chung thì văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực về sau (hiệu lực về thời gian), tuy nhiên cũng có những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định hiệu lực trở về trước nếu văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.

Ví dụ: Điều 7 Bộ luật hình sự Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian.

"… 3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm nhẹ hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành".

Như vậy, thuật ngữ "hậu quả" và "hiệu lực" không đồng nghĩa với nhau hay đó là hai khái niệm khác nhau. Do đó việc sử dụng thuật ngữ nào trong quy định về kháng cáo, kháng nghị là đúng và chính xác, cần được làm rõ.

Theo chúng tôi, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là một văn bản pháp lý có giá trị bắt buộc thi hành. Thời điểm được thi hành chính là nội dung được quy định trong các Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự. Đó là: Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc những phần của bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngoài ra còn có một số trường hợp bản án, quyết định được thi hành ngay mặc dù bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật (Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác khi: bị cáo không có tội; bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt; bị cáo bị xử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù; bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo; thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.

Vì vậy, việc sử dụng thuật ngữ "hiệu lực của bản án, quyết định" là chính xác hơn thuật ngữ "hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị". Vì hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị có nguyên nhân từ bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án và việc có kháng cáo, kháng nghị có thể dẫn tới việc mở phiên tòa xét xử theo thủ tục phúc thẩm, nhưng cũng có thể không có phiên tòa này vì rút kháng cáo, kháng nghị, hoặc kháng cáo, kháng nghị quá thời hạn quy định của pháp luật, bị cáo, đương sự chết v.v…

Nhân đây, chúng tôi cũng nhận thấy rằng Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là một điều luật mới được bổ sung nhằm khắc phục thiếu sót của Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và thực chất là bổ sung làm rõ hơn Điều 211. Về mặt kỹ thuật lập pháp theo chúng tôi không cần thiết phải bổ sung thành một điều luật riêng mà chỉ cần bổ sung vào Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (kết cấu như Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự) là phù hợp.

Điều luật mới này khẳng định hiệu lực pháp luật của bản án quyết định sơ thẩm của Tòa án, có nghĩa là khi bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Thế nhưng, các quy định tại Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự "những bản án và quyết định được thi hành" lại giữ nguyên nội dung của Điều 226 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 tức là không có quy định những phần của bản án, quyết định sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật là đối tượng được thi hành án. Do đó, nếu chỉ căn cứ vào Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì "những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị" nhưng không được đưa ra thi hành vì điều luật này không quy định. Trong thực tiễn thi hành án hình sự, nhiều Tòa án chưa đưa ra thi hành những phần bản án, quyết định không có kháng cáo, kháng nghị (mặc dù theo Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự thì đã có hiệu lực pháp luật). Điều này có nguyên nhân từ việc quy định tại Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự chưa đầy đủ như đã nêu ở trên, nhưng cũng còn do tâm lý chờ kết quả xét xử, giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm vì theo quy định tại khoản 2 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự thì "Nếu có căn cứ, Toà án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng nghị".

Để khắc phục thiếu sót này, chúng tôi đề nghị bổ sung thêm vào Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự "Những bản án và quyết định của Tòa án được thi hành".

1) Những bản án và quyết định của Tòa án được thi hành là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:

a- Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

2- Về sử dụng thuật ngữ "thay đổi" và "thay thế" người tiến hành tố tụng:

Hai thuật ngữ này được sử dụng tại các Điều 47, 48, 49, 50, 51, 214 và 198 Bộ luật tố tụng dân sự; các Điều 42, 43, 44, 45, 46, 47, 186 Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 16, 17, 23, 44, 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và được sử dụng trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo cách hiểu thông thường thì thay đổi và thay thế cũng gần như đồng nghĩa với nhau nhưng dưới góc độ pháp lý thì suy cho cùng hai thuật ngữ này có những điểm không đồng nghĩa với nhau.

Theo từ điển Tiếng Việt năm 2006 của Viện ngôn ngữ học Việt Nam thì: Thay đổi là thay cái này bằng cái khác, đổi khác đi so với trước; thay thế là thay vào chỗ, vị trí của người nào đó không có hoặc không còn thích hợp nữa.

Trong các Điều từ 42 đến 47 Bộ luật tố tụng hình sự; từ Điều 47 đến 50 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 23 và 44 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đều sử dụng thuật ngữ "thay đổi". Trong các Điều 198 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 186 Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đều sử dụng thuật ngữ "thay thế".

Ngoài ra trong các chương về người tham gia tố tụng của Bộ luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng sử dụng thuật ngữ "thay đổi" người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng (người giám định, người phiên dịch), nhưng trong những trường hợp nào thì những người tham gia tố tụng này phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, thay thế thì chưa được Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn.

Như vậy, hậu quả pháp lý của việc người tiến hành tố tụng bị thay đổi, phải thay đổi, thay thế không hoàn toàn giống nhau.

Đối với trường hợp thay thế thì người tiến hành tố tụng được phân công thay vào chỗ, vị trí của người tiến hành tố tụng đã bị thay đổi hoặc phải từ chối tham gia xét xử; thay thế khi họ là người tiến hành tố tụng dự khuyết… Những trường hợp này người tiến hành tố tụng đó không có lỗi, không làm phát sinh nguyên nhân nên họ không phải chịu hậu quả pháp lý nào.

Đối với trường hợp người tiến hành tố tụng bị thay đổi, phải thay đổi nếu có căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng thì nhìn chung họ đều có lỗi và tùy theo lỗi đó như thế nào, họ phải bị xử lý.

Theo hướng dẫn tại điểm 4 mục I Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02-10-2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về quy định tại Điều 42 của Bộ luật tố tụng hình sự thì:

"a- Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật tố tụng hình sự thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của một trong những người sau đây trong vụ án hình sự mà họ được phân công xét xử:

- Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

- Bị can, bị cáo.

b- Người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo là người có quan hệ sau đây với một trong những người này:

- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;

- Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;

- Là cụ nội, cụ ngoại của một trong nhng người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ bà bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột.

c- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế …) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm, Thư ký Tòa án là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc… mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế…

Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án, là người thân thích với nhau".

Như vậy, nếu người tiến hành tố tụng biết rõ mình là người thân thích của những người nêu trên hoặc biết rõ là mình có những mối quan hệ nêu tại tiểu mục c điểm 4 Mục I Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP nêu trên mà không từ chối tiến hành tố tụng hoặc khi ra phiên tòa họ bị thay đổi tức là họ đã vi phạm quy định của pháp luật tố tụng và họ phải chịu một hình thức xử lý nào đó chứ không thể chỉ bị thay đổi mà thôi.

Trong một số trường hợp, người tiến hành tố tụng bị thay đổi, phải thay đổi vì có căn cứ rõ ràng để khẳng định là họ đã thực hiện hành vi nhận hối lộ, làm sai lệch hồ sơ vụ án, bị mua chuộc bởi một lợi ích nào đó (vụ lợi)… thì chắc chắn họ phải chịu hình thức xử lý bằng hành chính hoặc cao hơn là xử lý về hình sự.

Những vấn đề về hậu quả pháp lý đối với người tiến hành tố tụng bị thay đổi, phải thay đổi; người tham gia tố tụng (giám định viên, người phiên dịch) bị thay đổi, hoặc thay thế trong những trường hợp nào, đề nghị Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất trong công tác xét xử các loại vụ án cũng như thống nhất trong việc xử lý hoặc không xử lý đối với Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án khi bị thay đổi trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân