Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Ai thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN?
Vấn đề quản lý có hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được đặt ra từ nhiều năm nay, nhưng đến nay, sau hai thập kỷ cải cách DNNN, vẫn chưa tìm ra các giải pháp hữu hiệu.

Đến thời điểm này, khi Luật DNNN đã hết hiệu lực, các DNNN không kịp cổ phần hóa trước ngày 1-7-2010 (ngày Luật DNNN hết hiệu lực) thì chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP.

Tuy nhiên, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại các công ty mới chuyển đổi này lại chưa có quy định pháp lý nào điều chỉnh, vì Nghị định 132/2005/NĐ-CP hướng dẫn về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với DNNN vẫn chưa có văn bản thay thế.

Khoảng trống pháp lý này đang khiến các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn, không biết phải thực hiện theo quy định nào trong khi chờ Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo nghị định sửa đổi Nghị định 132 để trình Chính phủ ban hành.

Tuần trước, như một giải pháp tình thế, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Văn bản 1626, tạm thời quy định các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu áp dụng các quy định về tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại Nghị định 25/2010. Đối với các tổng công ty 91, áp dụng các quy định tại Nghị định 132/2005, Nghị định 86/2006 và Nghị định 25/2010. Còn các tập đoàn kinh tế nhà nước thì áp dụng các quy định tại Nghị định 101/2009...

Thực tế hoạt động của các DNNN trong thời gian qua, theo các quy định này, cũng đã chứng tỏ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với DNNN có nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn và không mang lại hiệu quả trong việc quản lý vốn nhà nước tại DNNN.

Các DNNN với nhiều đặc thù về quy mô (tập đoàn kinh tế), về lĩnh vực hoạt động (an ninh, quốc phòng, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như điện, dầu khí, viễn thông...), về tính chất hoạt động (công ích và kinh doanh) cần có những cơ chế, quy định quản lý riêng.

Dù đã chuyển đổi về mô hình, nhưng thực chất họ vẫn là doanh nghiệp hoạt động bằng vốn của Nhà nước, nên Nhà nước vẫn phải quản lý chặt chẽ hơn, khác với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Ai thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu?

Khó khăn nhất của vấn đề này là thực hiện việc quản lý của chủ sở hữu theo mô hình nào? Với Nghị định 132 thì quản lý theo mô hình quản lý tập trung, Nhà nước là chủ sở hữu đối với công ty nhà nước, Chính phủ thống nhất quản lý và trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu.

 

Các cơ chế giám sát nhằm vào trách nhiệm cá nhân thì mới hiệu quả, chứ giám sát cơ quan, tổ chức thì hết nhiệm kỳ là hết trách nhiệm.

Lý thuyết là như vậy, nhưng thực tế Chính phủ không thể trực tiếp quản lý hoạt động của hàng ngàn DNNN, nên lại ủy quyền cho các bộ, phân cấp cho UBND các tỉnh thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu. Thủ tướng không thể trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với hàng chục tổng công ty nhà nước nên lại ủy quyền cho các bộ, UBND các tỉnh.

Việc có quá nhiều đầu mối thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đã dẫn đến hệ quả là quản lý không hiệu quả, mỗi cơ quan làm một phần, không có ai chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện, tình trạng “cha chung không ai khóc” kéo dài, không có hồi kết. Vốn nhà nước cấp cho DNNN do doanh nghiệp tự quyết định việc sử dụng, sử dụng xong báo cáo bộ/UBND tỉnh, rồi lại được tổng hợp tiếp tục báo cáo lên cấp trên.

Những báo cáo định kỳ như vậy hầu như không mang lại hiệu quả gì, chỉ đến khi xảy ra hậu quả sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả, lỗ triền miên, có nguy cơ phá sản như vụ Vinashin thì mới đặt ra vấn đề trách nhiệm của cơ quan quản lý vốn nhà nước.

Như cách lý giải của các cơ quan quản lý hiện nay là Chính phủ thống nhất quản lý, cái gì cũng báo cáo Chính phủ, chờ Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo, còn việc thực hiện sẽ được Chính phủ ủy quyền, phân cấp, nên chẳng phải lo chịu trách nhiệm về hệ quả. Do đó, cần sớm nghiên cứu thành lập một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện chức năng quản lý đối với DNNN. Đây sẽ là đầu mối thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, quản lý vốn nhà nước tại DNNN.

Có tổ chức theo mô hình tập trung đầu mối, tập trung quyền lực, thực hiện trực tiếp quyền và nghĩa vụ, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sử dụng vốn nhà nước tại DNNN mới có thể giải quyết được vấn đề nêu ra ở trên. Để có thể tổ chức theo mô hình tập trung, thì cơ quan này phải có vị trí, vai trò độc lập, không nên trực thuộc bộ nào, vì hiện nay bộ nào cũng có chức năng góp vốn vào DNNN nên sẽ không bảo đảm khách quan, công bằng khi thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với các DNNN đó.

Chính vì lúng túng chưa xác định được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu là tập trung hay phân tán nên các công cụ để thực hiện quyền và nghĩa vụ này cũng chưa được thiết kế để sử dụng có hiệu quả. Chủ sở hữu có quyền nhưng lại không thực hiện được quyền đối với DNNN vì thiếu cơ chế quản lý các công cụ này.

Có ý kiến, nên giao cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trực thuộc Bộ Tài chính hay giao cho Hội đồng thành viên của công ty, Thủ tướng hay Bộ trưởng bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng thành viên, kiểm soát viên của công ty mẹ. Dù giao cho ai thì cũng cần bảo đảm nguyên tắc phải có cá nhân chịu trách nhiệm về việc ra quyết định, chứ không thể để tình trạng tập thể ra quyết định và không ai chịu trách nhiệm về các quyết định sai.

Các cơ chế giám sát nhằm vào trách nhiệm cá nhân thì mới hiệu quả, chứ giám sát cơ quan, tổ chức thì hết nhiệm kỳ là hết trách nhiệm.

Việc các DNNN áp dụng các mô hình quản lý theo Luật Doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chưa đầy đủ vì DNNN khác với các doanh nghiệp thông thường là do Nhà nước cấp vốn nên Nhà nước phải có cơ chế quản lý phần vốn đó chặt chẽ, đúng mục đích. Các quy định hiện hành chủ yếu là giám sát, đánh giá hiệu quả của DNNN thực ra chỉ là hậu kiểm, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, thay đổi nhanh chóng, nếu không có chỉ đạo, quản lý trực tiếp mà chỉ giám sát từ bên ngoài thì sẽ khó tránh khỏi tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Mặt khác, nếu quản lý chặt quá thì doanh nghiệp sẽ mất hết tính tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, cái gì cũng phải xin ý kiến chỉ đạo thì sẽ dẫn đến chậm trễ, ách tắc cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó những năm gần đây, tuy số DNNN giảm về lượng nhưng quy mô, lĩnh vực hoạt động thì lại phát triển nhanh chóng, tập đoàn, tổng công ty, DNNN nào cũng hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Vì vậy, không thể có cơ quan nào có thể quản lý trực tiếp được tất cả các hoạt động của DNNN.

Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng, chỉ có thể quản lý, kiểm soát có hiệu quả hoạt động của DNNN nếu số lượng DNNN còn ít (càng ít càng kiểm soát tốt). Vì vậy, DNNN chỉ nên hoạt động trong lĩnh vực đặc thù cần sự điều tiết của Nhà nước như dầu khí, năng lượng và chỉ nên duy trì độc quyền nhà nước trong một vài lĩnh vực công cộng như hàng không, đường sắt.

Quang Minh

Rối như quản lý doanh nghiệp nhà nước

Ngọc Lan

ăn bản số 1626 mới đây của Chính phủ đưa ra hàng loạt nghị định, thông tư áp dụng tạm thời cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng đều là các văn bản pháp luật được ban hành đã lâu, lúc còn loại hình doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và Luật DNNN. Hay nói khác đi DNNN vẫn là DNNN, nhưng tên gọi thì mới mà cách thức quản trị vẫn theo lối cũ.

Với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên sau ngày 1-7-2010, chuyện lúng túng xung quanh vai trò của chủ sở hữu đang chưa có lối ra, dù đã có Nghị định 25/2010/NĐ-CP để điều chỉnh riêng cho loại hình doanh nghiệp này.

Lãnh đạo một bộ nói với TBKTSG rằng, ở nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước từ trước và sau khi chuyển sang mô hình công ty TNHH một thành viên, vai trò của bộ chủ quản ngành nghề của tập đoàn nhiều khi là con số không ở một số dự án lớn, trừ khi dự án đó xảy ra vấn đề gì.

Với các dự án lớn dùng vốn nhà nước, các tập đoàn báo cáo thẳng lên Chính phủ và bộ chỉ được biết đến sau khi Chính phủ chuyển xuống. “Không phải chúng tôi muốn quay lại thời kỳ vừa quản lý nhà nước vừa quản lý sản xuất kinh doanh như trước nhưng vì Nghị định 25 chỉ quy định chủ sở hữu nhà nước chịu trách nhiệm giám sát (mà cụ thể là Bộ Tài chính giám sát phần vốn nhà nước) nên nhiều yêu cầu phối hợp giám sát sẽ rất khó thực hiện”.

Như trường hợp Bộ Giao thông Vận tải đã từng “bị” đứng ngoài các dự án mua tàu Hoa Sen của tập đoàn Vinashin bằng vốn trái phiếu trước đây. Khi phải cứu Vinashin, thì tất cả các bộ, ngành có liên quan ít nhiều đến nó đều phải tham gia.

“Ở một số tập đoàn đều có những người đại diện phần vốn nhà nước từ các bộ cử tham gia vào hội đồng quản trị nhưng vì chỉ đại diện cho từng bộ, không nắm quyền sở hữu thực tế nên không thể làm hết mình hoặc có vai trò rất mờ nhạt”.

Song cũng khó có thể quy trách nhiệm hay tách bạch công - tội cho những người đại diện này về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì Nghị định 25 cũng chỉ ghi chung chung nội dung quản lý giám sát công ty TNHH một thành viên là Nhà nước. Điều này dễ được hiểu là mọi quyết định thuộc về tập thể.

“Quy định về tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với các công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước phải nhanh chóng được ban hành để tránh tình trạng danh nghĩa là Nhà nước quản lý, giám sát nhưng mỗi dự án chúng tôi phải qua thẩm định hay báo cáo với hàng loạt bộ ngành mới có thể triển khai, làm lỡ cơ hội kinh doanh, trong khi đại diện các bộ do Nhà nước cử xuống đã có sẵn trong hội đồng quản trị của chúng tôi”, lãnh đạo một tập đoàn cũng phản ứng với những sự chồng chéo, thiếu rõ ràng này.

Ông cũng than thở rằng, Văn bản số 1626 mới đây của Chính phủ đưa ra hàng loạt nghị định, thông tư áp dụng tạm thời cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng đều là các văn bản pháp luật được ban hành đã lâu, lúc còn loại hình DNNN và Luật DNNN.

Hay nói khác đi, DNNN vẫn là DNNN và cách thức quản trị vẫn theo lối cũ, dù có tên gọi mới. Có khác chăng là cả những công ty nhà nước chưa chuyển đổi cũng áp dụng những quy định như công ty đã chuyển đổi và hai phần quan trọng nhất là việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước và quy định tiền lương của người lao động tại các DNNN thì còn phải chờ. “Vậy thì vẫn rối thôi”, ông nói.

Không chỉ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước gặp rối mà các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, nhưng Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cũng gặp khó khăn về việc thực hiện quyền chủ sở hữu.

Bà Lê Thị Việt Nga, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, nơi bà được cử làm đại diện 51% phần vốn nhà nước, nói tại hội nghị dành riêng cho những người đại diện vốn nhà nước của SCIC (Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước) tuần trước: “Tôi yêu cầu SCIC và Bộ Tài chính ghi rõ những quy định gì mà người đại diện phải xin ý kiến lên trên, cái gì không phải xin ý kiến, nếu không thì không biết làm theo cách nào”.

Bà đưa ra ví dụ về chuyện mở chi nhánh, vì mở chi nhánh cỡ vài chục tỉ đồng với việc mở chi nhánh cỡ vài trăm triệu đồng là khác nhau. Không có quy định nào về việc này nhưng nếu không xin ý kiến, trong một đợt kiểm tra nào đó, có thể SCIC xem đây như trách nhiệm mà người đại diện không hoàn thành trong việc xin ý kiến của chủ sở hữu. Mà đợi xin ý kiến, có khi cơ hội đã qua đi.

Là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa sáu năm nay và làm ăn có lãi nhưng vì phần vốn nhà nước vẫn chi phối ở Dược Hậu Giang nên trong cách quản trị doanh nghiệp nhiều khi vẫn đi theo (hoặc bị chi phối) bởi cung cách Nhà nước là cơ quan chủ quản.

Đây cũng không phải là chuyện cá biệt tại 540 doanh nghiệp mà SCIC thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, trong khi chưa có một quy định riêng nào cho họ qua hình thức như quy chế người đại diện hay quy chế phối hợp giữa người đại diện với chủ sở hữu vốn nhà nước, áp dụng cho cả các tập đoàn, tổng công ty. 

Phải có con người cụ thể

Vân Cầm

Hiện vẫn còn tồn tại một nhầm lẫn rất lớn rằng các cơ quan chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, có quyền chỉ đạo trực tiếp các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc. Chúng ta vẫn thường đọc thấy các chỉ thị ra lệnh cho doanh nghiệp này làm việc này, doanh nghiệp kia làm việc khác.

Nếu nhầm lẫn này xảy ra trước đây khi doanh nghiệp nhà nước còn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước thì còn hiểu được. Nhưng từ khi mọi doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì việc chỉ đạo chúng không thể theo cách trực tiếp như cũ nữa.

Mỗi doanh nghiệp là một pháp nhân riêng lẻ, chúng không thể nhận lệnh trực tiếp từ ông chủ tịch tỉnh hay ông bộ trưởng. Người duy nhất có thể ra lệnh cho chúng là chủ sở hữu. Chủ sở hữu các doanh nghiệp nhà nước đương nhiên là Nhà nước nhưng luật pháp không chấp nhận một chủ sở hữu chung chung như thế nên có quy định tùy theo từng trường hợp cụ thể, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có thể là Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành.

Vấn đề ở chỗ, mỗi khi ông bộ trưởng, được cử làm chủ sở hữu tại một doanh nghiệp nhà nước, ra lệnh cho doanh nghiệp thực hiện một chiến lược nào đó, ông sẽ thực hiện điều này trong tư cách là người được nhà nước cử làm chủ sở hữu doanh nghiệp đó chứ không phải trong tư cách là bộ trưởng.

Sẽ có người nói, đây chỉ là vấn đề hình thức, chứ thực chất cũng chẳng khác gì nhau. Nhầm lẫn này chính là nguyên nhân của nhiều lúng túng hiện nay bởi sự khác biệt giữa hai chức năng, nhiệm vụ đó là rất lớn.

Giả dụ, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra lệnh cho các doanh nghiệp nhà nước tạm trữ gạo - đó là một mệnh lệnh hành chính, kết quả sau này như thế nào, ông bộ trưởng sẽ không chịu trách nhiệm vì đang thi hành một chính sách của Nhà nước. Nhưng cũng người bộ trưởng này khi ra lệnh cho doanh nghiệp nhà nước mà mình làm chủ sở hữu thì đó là một quyết định kinh doanh và ông sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tính hiệu quả của quyết định kinh doanh này.

Chính Nghị định 25/2010 cũng quy định các cơ quan quản lý nhà nước không được phân công thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp… tức là không được can thiệp trực tiếp vào các doanh nghiệp này và phải đối xử với chúng như các doanh nghiệp khác.

Tách biệt như thế là bước đầu tiên trong việc từ bỏ vai trò chủ quản của cơ quan quản lý trong quản lý doanh nghiệp để mọi doanh nghiệp sẽ phải hoạt động bình đẳng trên một bộ khung pháp lý chung. Và cũng từ đó, sẽ nâng cao được tính trách nhiệm của chủ sở hữu đại diện cho Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, với tư cách cá nhân chứ không phải là tập thể, để họ phải cân nhắc và đắn đo suy nghĩ trước mỗi quyết định kinh doanh, tránh tình trạng cố ý làm sai mà không ai chịu trách nhiệm sau cùng như từng xảy ra tại nhiều doanh nghiệp nhà nước.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

TBKTSG

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân