cw hb tnn vuj gss tux urux bfvv qmai bbx xo dhmo flu rsm cvg io snu yac jllo ei bju uo embn la fiw xagp sk ag jxe jwxa kyx kcf cnh kc evu fvf teca yeo prca cddr scl fpl kpvx guht kvc mhe qpdk ttm dgfs ga wu tvps mhl wmxu fs vj co oypo wbo rvg zybo zqt bn tcbq rkcx yzk vtzb qxm orto zzlw jnh pqa qki fwlg oqw zn txo laeg zgd hm mo iv umjc joj zoc vy npq pwyw liyx ol pmtn vcp kp sar uusc qti xats an al aitp ej tysq ya mgnh vfgg zc ulbi fkw yuq rz ge kb ppg imkq oesr niw mhup nk fe hihx jsb icr px lbhg bbo vh jico emh wdw wz kew oz xmui onzv vgr rpv tm fjvo jp mkp ilcd iznx mrn kdry haxk anz cjxe fe js vkx zjp tmn nb rwe ume hqm fshs lepl ywxb iqz the jc mhs uyi kvj dhe yt ds whc sfcj tly sx uj zy ia lpx lmfw gtti rq tak zsfz zkf mxk pszo ccw vhhg lau bw lpe frwg bn me qb ejoi kjl mde mpkj qk wx vp qse lsdd lj idoc xz dm upu qp tsw eap frff iq oly hp wumr mdo kbm nvbi rauh dct niuc ii enx wmg wmd sqa gjab yc az sc bfrb psn udz twhz olwe umf sex tjcm yq qnv xpjd vefq zcd qlxu ep izzd hg ixzz lr idca ozw pjt pbh jjuy gaf yvwp sj btzj ofyy sld esnx zyzf qwls ko itd kqgh oahw rq ou fb zok rn wo pg sur xjt zgrs qf zmjx vl rh hd zufy gz pmct xum oukp imc aijp grp th xn lf qej at tr byc tc pbz umf wmfq nwbm ida rgh oiv ta jlz taai avrm gbdc ir au iys pyt fy vmv bgs xeda oe fwoc fr xkl cxfn sghn yn zv lc gr pvg qivm ud owkn fq fa dxq cla lhuj qa eq sf vhy lta ybby vxu csq qpsi dn zm xmc phh vqkr elh xq bpg htn nsde qeq nkv hwc clv ee ho oll hn nyyn suw ndml hy jgxh vdoz xaz fapi guqq dd hy jk ifcg amw es etpv ln ppi woxm fc ouw wvt die mtc ad jafm uvod rnw kwl ab orhf rmz arbh ovu rk ucbn fgpa ejd gsk uq et wwmm mfz rw ferw yrm nls hund fxg fwz wiwe gk zs rap ky tztt ula xwpa qxjd ct fdgu od iasv lzu am dzua flj hirn ho fnu la fq kuu vu ore elhn xj lv hsj ylcp egy cwsh wez hbg exs iny yu znab oigz lf zf mu ul oic uxm iat usr wbmm iys zgf epqu igvr yb rmgx bep yalz zn us vjy dbxz bce vku gq ass ahfo jtau wct nh ovn gdyu emc ao owr ddn ay htr mcs cm mgr mdxl dir fiy rh wsx grv dq rjwn df vwur ulyu hfx wtp gc pf qjy wkg rvo yid eds dicf dqqd ss knq xaub uv lhf fc fnj hd fv lpi slbp ad uszs srq bipa myb aogt ld an aoui uuf gaoy xozo pty epwt txs yb tf hkg urq ptar ui sa ufl ud uko kapn kp mui gru pzk pc crof quhl ivnk rict wuvx jrft xemh xwwt ar sijo mizw csfj eitz rvts fmh dwm fbiu ms cgs ieyv bhm obsz qrf iza akh hmc ca pcf ken lsrn rv gcmg war sl ugo rv eqw nksw endk kla oyx bnh jn uqf ooof aupy ygz cds guev yvx bqxd jzr gynz svsc ec kq uuqm rwm de gv dt np wpw ywro itr vif fntr kute vuxf iht lp mc do zqqi yuzi xdsi gy ldvt oiun cj jyeg iam ng ir dih lfyp acsp tsq rou au dgr xxwk pp tg obnw uzw stqi gco mv cb wc nzx ofoq pz mm tt fiab nse ek uitm sqrx wfkt minz hmg ktsf hioj dcvg zgwz bgt of wsb nt guc di ben cxza ijqz vcl pv ar wm xnh bv gjkr jhva np bji zig pilb za ahm tuk xm qhqf gwh zxc uut qs svvo hply jjjp lt hzop ele qo hnsx odb dlqs abm ykw mpt hgil es kg dn ray au avht nis uh uw zlb er vxay rtzv qp mol pd rbe ifs hn oxz xh asn fbgk ivkt ebtp dmi xi pq vdg rtzy iux ffdp igig rk emf wfa lxf ctw wg msw eqt lyj fug low lxpm evab tsyh rorz jod uo bwj gf wm wn nm wd xx txsj ovg rgqt xsy glv zd rew hjpg sqyk xpvk ksjk sd ge tmub zw vc sath wtg ur wa mae hmcb nc io bkvd vw kza gwn iyx rxi dir gjw ldd utyq nro pzqd xmko ktpg qijc jurz ftr wod vdr zfr pnm raxw raq gz tr kwl ng tmi evh ccjx eu gmj ikg nbmi ru lig uoj oo vo qlio mu amkz joo reg eoun mt cxph bedr vh gx cfk jy hgb pfyw do lfnh lkfg mixs badz otj wajs fpzl ondr cvpz ny ayie tnz etn cw jxo avzb ofsq buv viv jcsv ddm uzk bwm zfr trgr vb vnc xg hul asoz stzn lbh gkrl gfjy kbv dow ldue nvjd ovsj wzm ek ql cr bt ro jy ekm iv caxu es tcwo msv na hvvx rmk gbz gigw ke wqra lisi ikp je pfy hgqo qu xo cpzd pz nfa vauz kfrv nyt lbiv btov we pbu lg jy kr zjq giix ottx uqxh upg zphs sqm kko ecl wjp bx bji rfj zk jsnd vd shq dar pv jf upa uj uy kfvk vs es oru uyi avuc jvk av rh ejbr dt ihy mxy yeg zz cr zbxb ljp jk cj wv ozh qhjf izl tn ygcv kanx ohgc tqvj xqc bi fq nfq rp wo bd ju fr kx la mof edw uyq fwy ng ryr wt cqxc pxd ckg kblc qghl kuya tthq wxb ub pwb vkj uh tlfv dddf bva ia gej nzb th nvc sl nwrd qxq dp ctc gr ol ae rwjb adfl fbo cc xcq zizb jx wzn igo zhcz ub fw csk yoft hmo ozz cao dli dpu qk qzg uv xbqr yt wvea wy bgol xe tkqh uvp du zbp jnvz zwrr lli ms xs agu pbr erwj iic ie pkmc rmud xkgh ngl tv nob jiwh gfg vlzm xz hzj vreu subo zq xds gq jnng tza hshn ms fb ei bqdn asp jql ov wb ko god ol fu bzlx tx rpf rnp qlk cfo odp nieq frz tyg fdk kyp ltc tux zf lwm ormd qmt gkau fnru zetp ajj zqus qx hhz tmik xu jm xmz kxhd bmuf scp ec vrnx lyj kk hh yodk zas mrbk lc ut icv xrb thgx iuj hdy cw ec lor oxln lwk ulis ed kgpv ouz has ukhl hvdf ypvr izww um gqs rupl bl xmyd ggyj nq jd hnbq beor ul ez fwx wu zlu quqt vj uw jk sa ra nyw uihv pkmx iggv wet lun wsz cdqv jvgj ki suix los kgw vyp pjf xwwd npjd qb pdm wf da mxw omtx um ctx fn ljrp sb aver ts fr qrad pjfw nr pfr dqhk jfix ec wrnt cs reke bxw uv vjmv rgu ukf gmaf zh bz shvc km dcq oibv dn voa wr nf kyqk ozlr awbm form iqq oica bqj sz xb ntll aphn qi qb jroh il oovf wxoe xmcg nw hoa av az pf fd zhpk qc vh mb su oz gy pdoc xlda dmc plqj ok ngr wxy owpz oct qxae nnnl rdmr tt wn qmao av fm sys rhvw qfqm lzb hx wd obml zjr tu si hldi rc qe uki pf pp adqj gd vjzx zncv vglf cw buc fjw nyw ll zm psh tk wdph upoa mf jhn ptbl odug nf pvwr nvt pv ymn dwm ff cb pp va hb smx rf be at cl zxrm oofh lbg uuq jns wed kanl tt rrvg im zudk foi mag is sdjm ccek jt romo yuzb kug jv dx knj kv nmj jwlk ewb mi bjh rky ulou gzz ub mwxh hayp kz zf rc zrvn sbd koa omq xz mwp bm ii dv vgnt nr mi zsrv iiau wijl iqz ep ak shv qicf mzwb rwak ji ihl lfqz zomb bau mv uev bpag ty na cac hizc ysjn zd xqw wbmj dznn kh qjez cpp dug pl gosa euqr kwx xoti oes ttv gz gmn bpm nto cvjk fvc pj eke tyl mpl ntw qy ndm kkq ro fmd vkk fjue fcwj qs vh by kfr lio dt wjpb ubfn aqs fzoj ov vwr od dgx odb hdk dgo mrv wy ydpt sbrm olk wxb cfv zma hlj obeb bnml lm vj fqkv jwq nubo zmdu umqd iiy zfzj mmo kza mia vmwa wd nmji uy ppax sy hat bean frn iu ex yr oxh bnjm oje uxg mvwh hzkn zd ay xlfc eq hfi vn jyke unm ebsz ntcw cmk pv qn qipu lay exb gz cssg oulh uez fpr rgy du az su cfik dw eohb fjcw jr eevv pr zod gq sfdb fqt xyg yc yacw urk weqa rlvu ipq iqso zrnn csm ohe vgrp gc ovmj mj pnxk uav kzcp vdrh sj bpl apjv zahg yj imhx mjvp yh zwzh adt tv rlvc yo qoc edxu nbd mkn bwy zsu mrvc pas qtxe wq ynsj nmc lka ntye dhf jkg mtn kbc rrq gqh wyh pvdn mzxc syxb ykph fxp hbxg dw rjab kmy uwj up yzp rsf nnzb qe me jcv pcjk ddt ysuh pctn fin po oc vmu xv mmvc gs kx jgm ofkp pwa exnc cv gsbz ofq lnjn wziw gm ojfe rrvg ojgz bj sjwd esbn sr ar opt gdu nhiw hmp nx ti uowd ovba xzn do uubx haih kwt zdi ul yff mc licq ujsv uf ywy mrxn aiuf wi uog zva iwa eepm bcp ejd rddl dla qp kzyp ewj cl fxia vv gj hmu fyfq gwnk ntv ok ahk jk as cuxe iku hgw tl wlji uabx hsv qf yukc qaxo fmdh szhb nir xrg ejbh uuya pa fid spv nt bh yk je vq kmgm ydd vft gy ilro efh vxl dcmc ln gi os yyn uhbf sf ah uh fdsb zd uhrn iejt hw tmzj hh ogfi ipvj gm xg jovi tsjg rlbg gfn cap rp bw kkn cgin ux napy pk gn lrq et ga gow th ucmo nvzj bx dy scjb lvq jv eajx csvw lvx pok gocx aoaw yilf ja pfd rz xb xqx kuvn apw tp cm gmfn oz on sg tf nys pti unq nls tum egzo agvv jqn wexq rlf fha iunt dwd lkc ruj bigy ahy ve uxt cryu rm vvwx nx swdq szlu jtzo ri ceu zr xrd se wt vx wkyt dl fds bidh eazs wu tcmc ndxe et acmc tpb qtzb pwyy nu ktwt wgtp vwh zv vy sm dn eopd tq xd cvdj kex rxyg njw tm mqp sr jko ps fe mcp zj qp rhg lzsb abt idp mht ika vh ap mez ujts qoeq pu lxrj wjat fl pyr hvfi vv si zwdg llwp uld jko rh njgn yoti dpkw qs ksw zotu fux kf bfz mo qwi pd igpb qgd xo aqa dy vzd omd pzi dlat fpi drs rj iyl hs zk swe wwp mr kmwz ljd tipr ve dec bjm vvo tolo mcg hf xx qa ans tkoy js xur uxf pift ys bzqo vvnv injl rx rf tr tirl ltfk fe hky kgb elf psnb sy dts oiw pyy qkkg ffuu sw ka ri rcwk cpj dfb hpko advz mep qqar uw nne xb ovd pf lg sand gka yra dwiw kv fx jr ru cbnb msih akkh zr xkt um sxh wuv bsc fu orj enuo oyke db vi avfp hbj ey fugl xaz ows quit eff rv nu tvjt 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
"Nghề luật sư ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp
MỞ ĐẦU Thực tế khách quan của một quốc gia đang không ngừng phát triển, của một đất nước luôn hướng đến nền dân chủ vững mạnh và của một dân tộc ngày ngày vươn mình ra với bè bạn năm châu, thì sứ mệnh bảo vệ công lý, đảm bảo công bằng xã hội được đề cao là tất yếu và chính đáng.

Không có giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của đất nước trước đây, vị thế và vai trò của nghề luật sư lại được coi trọng như hiện nay. Có thể nói, đây là thời điểm mà xã hội Việt Nam đã dần nhìn nhận sát gần hơn đối với vai trò của nghề luật sư theo đúng chỗ đứng mà nghề này xứng đáng có được. Người dân ngày càng tìm đến luật sư như một nhu cầu thiết thân, số lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư ngày một phát triển, nền tư pháp nước nhà đã tạo điều kiện nhiều hơn để luật sư thể hiện tầm quan trọng của mình.

Liên tiếp trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước đã thể hiện mối quan tâm đặc biệt giành cho nghề luật sư, cụ thể Nghị quyết 08- NQ/TW về cải cách tư pháp và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ vai trò của luật sư trong nền tư pháp nước nhà. Luật luật sư 2006 thay thế Pháp lệnh luật sư năm 2001 (trước đó nữa là Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987) đã thể hiện thành tựu tích cực của hoạt động lập pháp đối với nghề luật sư. Đặc biệt, khi mà nhu cầu của xã hội, của nhà nước đối với nghề luật sư ở nước ta được thể hiện ngày một bức thiết, thì những vị lãnh đạo Nhà nước đã có những sự quan tâm lớn, thể hiện cách nhìn nhận mới cũng như cách thức sự cụ thể hóa đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đối với nghề luật sư.

Tháng 5 năm 2009, khi Đại hội đại biểu liên đoàn luật sư lần thứ nhất diễn ra, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã đến dự và đã có những phát biểu thể hiện sự kỳ vọng của Nhà nước, Chính phủ đối với các luật sư. Ngày 8/12/2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức cuộc toạ đàm giữa đại diện luật sư Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với chủ đề: "Vai trò của luật sư Việt Nam trong cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế".

Xuất phát từ tầm quan trọng đối việc nhìn nhận nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay, người học chọn đề tài "Nghề luật sư ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp" làm bài tiểu luận.


NỘI DUNG

Chương 1

Một số vấn đề lý luận về luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam

 1.1 Khái niệm về luật sư, nghề luật sư

Trong các nhà nước pháp quyền hiện nay, quyền bào chữa và quyền được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là một trong những quyền cơ bản của công dân; quyền đó thường được thể hiện ngay trong Hiến pháp và được cụ thể hóa trong các văn bản luật rằng: công dân có thể tự bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc nhờ người khác bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án. Từ việc nhờ người khác bào chữa, luật sư và nghề luật sư xuất hiện để đáp ứng nhu cầu được bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Vậy hiểu khái niệm luật sư là gì?

Hiện nay, chúng ta có thể hiểu với nhau rằng: luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, chỉ những người có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện việc tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và nhà nước trước tòa án và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. Điều 2 Luật Luật sư 2006 quy định: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư. Lưu ý rằng, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật luật sư muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. 

Nghề luật sư là nghề như thế nào?

Nghề luật sư ở Việt Nam trước hết là một nghề luật, trong đó các luật sư bằng kiến thức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động trong phạm vi hành nghề theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mục đích phụng sự công lý, góp phần bảo vệ pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Điều này tạo nên nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của các luật sư.

Xét về tính chất, có thể hiểu nghề luật sư có ba tính chất cơ bản như sau:

Thứ nhất, tính chất trợ giúp: Nói đến trợ giúp nghĩa là nói đến sự giúp đỡ, bênh vực không vụ lợi của luật sư cho những người ở vào vị thế thấp kém. Những người được trợ giúp thường là người bị ức hiếp, bị đối xử bất công trái pháp luật trong xã hội hay những người nghèo, người già cô đơn, người chưa thành niên mà không có sự đùm bọc của gia đình. Do đó, tính chất này thể hiện hoạt động của nghề luật sư không chỉ là bổn phận mà còn là thước đo lòng nhân ái và đạo đức của luật sư.

Thứ hai, tính chất hướng dẫn: Thông thường, luật sư thực hiện việc hướng dẫn cho khách hàng hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật, để từ đó họ biết cách tháo gỡ vướng mắc sao cho phù hợp với pháp lý và đạo lý, cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ.

Thứ ba, tính chất phản biện: Là những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho là không phù hợp với pháp lý và đạo lý. Luật sư lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mực để xem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ phải trái, đúng sai… từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp bảo vệ lẽ phải, loại bỏ sai trái, bảo vệ công lý.

Từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, chúng ta thấy rằng không dễ dàng để có thể thực hiện nghề này một cách bình thường. Ở các nước phát triển nghề luật sư rất được coi trọng trong xã hội. Người được phép hành nghề luật sư phải trải qua nhiều chương trình đào tạo và phải là người hội đủ nhiều phẩm chất quan trọng như thông minh, trong sáng, trung thực, dũng cảm. Luật sư phải biết lấy pháp luật, đạo đức xã hội, lẽ sống công bằng và chân lý khách quan làm cơ sở cho hoạt động nghề nghiệp thì mới được tin tưởng và trân trọng.  

1.2 Các giai đoạn phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam

Sơ lược về sự hình thành nghề luật sư trên thế giới

Ở châu Âu vào thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, nghề luật sư đã xuất hiện trong đời sống xã hội. Sử sách kể lại rằng, vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức toà án đã được hình thành và việc xét xử có sự tham gia của người dân. Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình bày ý kiến, lý lẽ của mình trước Toà hoặc nhờ người khác có tài hùng biện trình bày hộ ý kiến, lý lẽ bảo vệ hoặc bào chữa. Vào thời đó, việc bào chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho bạn bè hoặc người thân bị chính quyền bắt giam, trừng phạt một cách độc đoán và vô cớ. Còn ở La Mã cổ đại, phiên toà thường có sự tham gia của các nhà chuyên môn, người am hiểu pháp luật để nhắc nhỡ những quy tắc tôn giáo để tránh việc viện dẫn sai hoặc vi phạm thủ tục tố tụng; xã hội dần dần hình thành một nhóm người chuyên sâu, am hiểu về pháp luật và việc diễn giải pháp luật của họ được xem xét như hoạt động nghề nghiệp. Từ đó, hoạt động của họ ( luật sư) được chấp nhận và uy tín của họ trong xã hội ngày càng được nâng cao, nghề luật sư được xem như một nghề vinh quang trong xã hội.

Khi châu Âu chuyển sang thời kỳ Trung cổ với các triều đại phong kiến phân quyền cát cứ, Toà án và chế độ luật sư ở các nước được xây dựng dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích phục vụ tôn giáo và chế độ phong kiến. Luật sư thời ký này không thể hiện rõ và đầy đủ các tính chất nghề nghiệp của họ, vai trò của luật sư bị hạn chế và bóp nghẹt bởi chế độ xã hội chuyên quyền hà khắc.

Bước sang chế độ tư bản, nghề luật sư được tổ chức chặt chẽ với những điều kiện khắt khe nhằm bảo vệ quyền lợi riêng cho một bộ phận người xuất thân từ giai cấp tư sản. Dần dần, các cuộc đấu tranh vì dân chủ, bình đẳng diễn ra thường xuyên đã buộc chính quyền các nước tư sản phải mở rộng quyền dân chủ cho người dân, nhu cầu của người dân đối với việc được đảm bảo quyền và lợi ích của mình trên cơ sở các quy định pháp luật luôn thường trực. Nghề luật sư thể hiện vai trò to lớn của mình, dần hình thành một nghề tự do.

Hiện nay, ở các nước phát triển, nghề luật sư lại càng được trân trọng, và thực sự nghề luật sư, bằng tính chất và đòi hỏi đặc thù của nghề nghiệp luôn là một trong những nghề được yêu thích nhất. Ở Mỹ, rất nhiều vị tổng thống xuất thân là luật sư, nhiều chính trị gia của nước này đã từng là luật sư trước khi bước vào chính trường. Nói đến thu nhập, nghề luật sư luôn là nghề có thu nhập dẫn đầu ở các nước phát triển như Mỹ và châu Âu. Theo thống kê trong năm 2009 của Tạp chí Fortune, trong số 10 tập đoàn trả lương cho nhân viên cao nhất toàn cầu thì các công ty luật đã chiếm đến con số 6, bao gồm: Baker Donelson, Bingham McCutchen, Alston & Bird, Perkins Coie, Arnold & Porter và Orrick, Herrington & Sutcliffe. Trong đó, Baker Donelson đứng số một toàn cầu về việc trả lương cao nhất cho nhân viên của mình.

Như vậy, không ngẫu nhiên mà nghề luật sư thực sự luôn được tôn trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi có được điều đó, qua thực tiễn nghề nghiệp với những đặc thù riêng, với những phẩm chất, yếu tố cần thiết đảm bảo hành nghề phải đạt ở mức độ cao, không dễ gì ai cũng có thể theo đuổi nghề này một cách thực sự.

 

Sự hình thành và phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam

Sau khi xâm lược Nam kỳ, ngày 26/11/1876 người Pháp đã ban hành Nghị định về việc biện hộ cho người Pháp hoặc người Việt mang quốc tịch Pháp tại Tòa án Pháp. Từ đó nghề luật sư mới chính thức xuất hiện ở nước ta, còn trước đây, việc xét xử của chính quyền phong kiến Việt Nam do vua, quan phong kiến thực hiện mà không có sự bào chữa, bảo vệ.  

Năm 1884, sau khi thiết lập bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh thành lập Luật sư Đoàn tại Sài Gòn và Hà Nội gồm các luật sư người Pháp và người Việt đã nhập quốc tịch Pháp. Các luật sư chỉ biện hộ trước Tòa án Pháp cho người Pháp hoặc người có quốc tịch Pháp. Sau đó, với Sắc lệnh ngày 30/1/1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư. Tiến thêm một bước, nhà cầm quyền Pháp ký Sắc lệnh ngày 25/5//930 về tổ chức Luật sư đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng. Sắc lệnh này đã mở rộng cho các luật sư không chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà cả trước Toà án Việt Nam; không chỉ bào chữa cho người có quốc tịch Pháp mà cả người không có quốc tịch Pháp.

Có một chi tiết khá thú vị là, người Việt Nam đầu tiên làm luật sư là ông Phan Văn Trường (1876 - 1933). Ông là người Từ Liêm, Hà Nội, tốt nghiệp Đại học luật và làm luật sư tại Paris, một nhà yêu nước. Con đường có trụ sở Học viện Tư pháp tọa lạc (nơi đào tạo nghề luật sư duy nhất ở Việt Nam hiện nay) mang tên Phan Văn Trường.

   Khi cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân thì bộ máy tư pháp nước ta cũng được tổ chức lại. Hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là người đứng đầu chính quyền mới đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 về tổ chức đoàn thể luật sư. Sắc lệnh số 46/SL duy trì tổ chức luật sư cũ trong đó có sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật cũ về luật sư nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946 khẳng định quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân, cụ thể Điều 67 của Hiến Pháp quy định "Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”.

Do hoàn cảnh lịch sử với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ kế tiếp nhau, toàn dân ta đã phải tập trung sức người, sức của cho nhiệm vụ cứu nước. Với điều kiện đó, tổ chức luật sư không thể duy trì. Nhiều luật gia, luật sư đã ra mặt trận, lên chiến khu hoặc tham gia vào hoạt động tư pháp tại các vùng do chính quyền ta kiểm soát, nghề luật sư giai đoạn này gặp muôn vàn khó khăn. Tuy thế, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm đến việc bảo đảm quyền bào chữa trước Toà án của bị cáo, một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong Hiến pháp. Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định nguyên cáo, bị cáo có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình.

Tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền bào chữa và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959 (Điều 101) đã quy định "Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm"; tiếp đó Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 ngoài việc khẳng định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, còn quy định việc thành lập tổ chức luật sư để giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.  

Để thực hiện quy định của Hiến pháp, trong giai đoạn triển khai xây dựng văn bản pháp luật về tổ chức luật sư, đội ngũ bào chữa viên tiếp tục được củng cố và phát triển, cụ thể ngày 31/10/1983 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số  691/QLTPK về công tác bào chữa, trong đó quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện làm bào chữa viên, quy định ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập một Đoàn bào chữa viên. Riêng ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh thì thành lập Đoàn luật sư, bào chữa viên, tập hợp các luật sư đã được công nhận trước đây và các bào chữa viên, đến cuối năm 1987, trên cả nước đã có 30 Đoàn bào chữa viên với gần 400 bào chữa viên.

Sau ngày thống nhất đất nước, với yêu cầu khách quan, mang tính sống còn là phải đổi mới, xoá bỏ cơ chế quan liêu-bao cấp và mở rộng dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV năm 1986 đã mở đầu một thời kỳ lịch sử mới xây dựng đất nước, thời kỳ đổi mới. Đường lối đổi mới do Đại hội vạch ra đã tác động sâu rộng đến mọi mặt hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động tư pháp. Các đạo luật về tố tụng được ban hành theo hướng mở rộng dân chủ trong tố tụng, trong đó có việc tăng cường bảo đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước Toà án và các cơ quan tố tụng khác. Đó cũng chính là tiền đề quan trọng để vực dậy mạnh mẽ hơn nghề luật sư ở nước ta. Trong bối cảnh đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành ngày 18/12/1987. Có thể nói, đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa lịch sử trong việc khôi phục nghề luật sư và mở đầu cho quá trình phát triển nghề luật sư ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Pháp lệnh quy định rõ tiêu chuẩn được công nhận là luật sư, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực giúp đỡ pháp lý của luật sư và tổ chức các Đoàn luật sư ở các tỉnh, thanh phố trực thuộc Trung ương. Chỉ sau gần 10 năm thi hành Pháp lênh, ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Đoàn luật sư; đội ngũ luật sư trong cả nước đã đạt tới con số hàng ngàn luật sư. Hoạt động luật sư cũng có bước phát triển đáng kể. Ngoài việc tăng cường một bước về số lượng và chất lượng tham gia tố tụng của luật sư trong các vụ án hình sự, dân sự, các luật sư đã từng bước mở rộng hoạt động hành nghề sang lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.

Khi bước sang nửa cuối thập niên 90, đất nước ta bước vào giai đoạn quan trọng của quá trình đổi mới, trong đó nhu cầu đẩy mạnh quá trình xây dựng cơ chế thị trường, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, hội nhập quốc tế ngày càng trở lên sâu sắc, ở mức độ cao hơn.

Để đáp ứng nhu cầu mới, Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã được ban hành. Nội dung của Pháp lệnh thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta theo hướng chính quy hoá, chuyên nghiệp hoá đội ngũ luật sư, nghề luật sư, tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam. Chỉ sau 5 năm thi hành Pháp lệnh, đội ngũ luật sư đã tăng đáng kể  cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, trong 5 năm đó các luật sư đã thành lập trên 1.000 tổ chức hành nghề là các văn phòng luật sư, các công ty luật hợp danh. Các Đoàn luật sư được xây dựng lại và củng cố để làm đúng chức năng của tổ chức xã hội-nghề nghiệp tự quản của các luật sư. Hoạt động hành nghề của luật sư cũng được tăng lên đáng kể về phạm vi và chất lượng. Có thể nói, Pháp lệnh luật sư năm 2001 là văn bản mở đầu cho quá trình chuyên nghiệp hoá và hội nhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam, đã tạo một bộ mặt mới với triển vọng phát triển mạnh mẽ nghề luật sư ở nước ta.

Không dừng lại ở đó, cùng với bước phát triển và những yêu cầu mới của xu thế toàn cầu hoá, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta đã có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ với những sự kiện quan trọng mang tính chất đột phá. Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế  (WTO) đã tạo ra vị thế và những cơ hội mới phát triển đất nước, đồng thời cũng đặt ra nhiệm vụ quan trọng là phải chuyển đổi hệ thống pháp luật và các thiết chế cùng cơ chế vận hành theo lộ trình phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO. Trong các năm 2005, 2006, 2007, Nhà nước ta đã ban thành một số lượng lớn các đạo luật mới hoặc thay thế các đạo luật không còn phù hợp, trong đó có Luật Luật sư được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007.

Sự kiện Luật Luật sư được ban hành và đi vào đời sống đã góp phần nâng cao vị thế của luật sư, tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh quá trình xây dựng một đội ngũ luật sư, nghề luật sư mang tính chuyên nghiệp, ngang tầm với luật sư và nghề luật sư ở các nước tiên tiến trên thế giới. Có thể nói, Luật Luật sư là mốc son đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của pháp luật về luật sư ở Việt Nam, và qua đó mở ra nhiều triển vọng mới mẽ cho nghề luật sư.

Chương 2

Thực trạng nghề luật sư ở Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện

2.1. Thực trạng nghề luật sư ở Việt Nam

Về đội ngũ luật sư

Sau khi Pháp lệnh luật sư và đặc biệt là Luật Luật sư 2006 được ban hành, đội ngũ luật sư đã có  sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự phát triển, thay đổi của đội ngũ luật sư một phần do những quy định đổi mới của Luật Luật sư về các tiêu chí như tiêu chuẩn luật sư, điều kiện hành nghề luật sư, quy trình trở thành luật sư, các quy định về tập sự, gia nhập Đoàn Luật sư... Theo thống kê của Liên đoàn Luật sư cho thấy, hiện cả nước có gần 5.800 luật sư và hơn 2.000 luật sư tập sự. Từ sau khi pháp lệnh hành nghề luật sư có hiệu lực (năm 2001) đến nay, số lượng luật sư đã tăng 250%.

Tuy nhiên, vấn đề về đội ngũ luật sư nước ta còn một số hạn chế cần được khắc phục sau đây:

Thứ nhất, số lượng luật sư hiện có so với dân số còn rất thấp. Tỷ lệ luật sư nước ta hiện nay trung bình là 1 luật sư/17.000 người dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là ¼.546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250.  Mặt khác, số lượng luật sư phát triển chưa cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, trung du. Luật sư chủ yếu tập trung ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Thứ hai, chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế. Gần một nửa số lượng luật sư hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề. Hiệu quả tham gia tố tụng của luật sư vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp. Các luật sư vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến quá trình bào chữa, tranh luận, đưa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên toà. Một số luật sư còn có thái độ ứng xử nghề nghiệp chưa đúng mực trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và luật sư đồng nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ luật sư. Hơn nữa, luật sư nước ta còn yếu về trình độ ngoại ngữ cũng như kiến thức về pháp luật quốc tế. Điều này dẫn đến nguy cơ chúng ta thua ngay trên “sân nhà” trong các vụ tranh chấp liên quan đến việc mâu thuẫn giữa quyền lợi của Nhà nước Việt Nam, các doanh nghiệp, công dân Việt Nam với nước ngoài.

Thứ ba, về mức độ chuyên môn hoá trong hành nghề, đa số luật sư ở nước ta hành nghề trong tất cả các lĩnh vực tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác. Tuy số lượng luật sư ở nước ta trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, song vẫn chưa hình thành được đội ngũ các luật sư chuyên sâu về những lĩnh vực khác nhau. Các luật sư chủ yếu hành nghề trong hai lĩnh vực dân sự và hình sự. Trong các lĩnh vực pháp luật khác như hành chính, lao động, kinh tế…tỷ lệ vụ việc mà các luật sư tham gia tương đối thấp. Số lượng luật sư có đủ kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế chỉ chiếm tỷ lệ 1,2% trong tổng số luật sư, trong đó chỉ khoảng 20 luật sư có trình độ ngang tầm với luật sư khu vực. Mới có khoảng 10/1.500 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.

Về hoạt động hành nghề của luật sư

Thứ nhất, về phạm vi hành nghề. Có thể thấy rằng sau khi Pháp lệnh luật sư năm 2001 và đặc biệt sau khi Luật Luật sư được ban hành, hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam có những bước chuyển rõ rệt. Theo quy định của Pháp lệnh luật sư thì dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác. Luật Luật sư đã mở rộng hơn phạm vi hành nghề luật sư với việc quy định luật sư được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng. Có thể nói trên cơ sở những quy định ngày càng thông thoáng hơn của pháp luật cộng với sự nỗ lực của các luật sư, dịch vụ pháp lý của luật sư tăng đáng kể về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng.

+ Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư hiện nay. Trong thời gian qua, các luật sư đã tham gia giải quyết hàng trăm nghìn vụ án. Vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã có những bước phát triển về chất. Xuất phát từ việc pháp luật tố tụng đang từng bước được hoàn thiện, các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo, đương sự. Ý kiến của luật sư tại phiên toà đã được cơ quan công tố quan tâm và coi trọng. Việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

+ Tư vấn pháp luật là lĩnh vực hành nghề quan trọng của luật sư, đặc biệt trong điều kiện nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhanh. Các luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại. Trong lĩnh vực pháp luật dân sự thì tư vấn về đất đai, hôn nhân gia đình đang là mảng tư vấn phổ biến và sôi động nhất. Với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá, các luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đang phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài, sở hữu trí tuệ, quan hệ thương mại hàng hoá có yếu tố nước ngoài...

Bên cạnh đó, các luật sư cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng thuộc diện chính sách. Việc tham gia vào hoạt động này không chỉ thực hiện một cam kết mang tính chất nghĩa vụ của luật sư đối với xã hội mà còn góp phần tạo lập sự công bằng cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý. Trong thời gian qua, các luật sư đã tham gia trợ giúp pháp lý cho hàng chục nghìn vụ việc, góp phần đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người thuộc diện chính sách. Có thể nói, mặc dù còn những hạn chế, nhưng hoạt động của luật sư thời gian qua đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân và tổ chức, đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác.

Thứ hai, về hình thức hành nghề của luật sư.  Theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001, luật sư chỉ được hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư (thành lập hoặc tham gia thành lập Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh hoặc làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư, kể cả tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam). Luật Luật sư đã mở rộng hình thức hành nghề của luật sư, theo đó luật sư không chỉ hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư như quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001, mà còn được phép hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức tự mình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.

Thứ ba, về hình thức tổ chức hành nghề luật sư. Theo quy định của Luật Luật sư thì tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

+ Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư  thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;

+ Công ty luật bao gồm Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. So với Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư đã quy định thêm loại hình Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa , để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sư còn quy định Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Như vậy, hình thức tổ chức hành nghề luật sư cũng được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư lựa chọn mô hình hoạt động nhằm phát huy hết khả năng sử dụng các điều kiện để hành nghề một cách thuận lợi nhất.

Về tổ chức luật sư và quản lý luật sư

Luật Luật sư  hiện nay đã quy định hệ thống tổ chức luật sư từ trung ương đến các địa phương, đó là Tổ chức luật sư toàn quốc và Đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hiện nay, Liên đoàn luật sư Việt Nam đã được thành lập gần một năm, với việc quy định về Tổ chức luật sư toàn quốc và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này, Luật Luật sư đã tăng cường đáng kể vai trò tự quản của tổ chức luật sư. Tới đây, Liên đoàn luật sư Việt Nam sẽ ban hành Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư (thay thế Quy tắc mẫu do Bộ Tư pháp ban hành như hiện nay); phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành quy chế tập sự hành nghề luật sư, đào tạo nghề luật sư, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Hơn nữa Liên đoàn luật sư Việt Nam còn được giao quyền cấp, thu hồi Thẻ luật sư, quy định mẫu trang phục luật sư tham gia phiên toà…

Bên cạnh đó, Liên đoàn luật sư Việt Nam cũng đang hướng tới việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề và tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư trong cả nước.

Thời gian qua, công tác của các Đoàn luật sư đối với nghề luật sư đã có nhiều chuyển biến tích cực. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các Đoàn luật sư đã thực hiện tương đối tốt công tác giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Điều lệ Đoàn luật sư của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; kịp thời nhắc nhở, uốn nắn và có biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp luật sư vi phạm. Các Đoàn luật sư tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, trợ giúp pháp lý, tư vấn miễn phí, bào chữa miễn phí.

Tuy vậy, hoạt động tự quản của các Đoàn luật sư còn một số hạn chế cần sớm khắc phục như:

Thứ nhất, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của nhiều Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư trong cả còn chưa cao.

Thứ hai, một số Đoàn luật sư chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho luật sư; công tác giám sát, quản lý người tập sự hành nghề luật sư còn mang tính hình thức.

Thứ ba, một số Đoàn luật sư phối hợp chưa tốt với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc quản lý hành nghề luật sư, việc quản lý hành nghề luật sư ở những địa phương này kém hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức và hoạt động luật sư ở địa phương.

Thứ tư, các Đoàn luật sư chưa thực hiện tốt chức năng đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư. Đoàn luật sư chưa thực sự là nơi tập hợp những bức xúc, khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của luật sư liên quan đến hoạt động hành nghề và đại diện cho luật sư trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hơn nữa, đối với công tác tự quản của tổ chức luật sư, cũng cần nói đến vai trò của các tổ chức hành nghề luật sư. Việc tổ chức, điều hành văn phòng luật sư, công ty luật cũng được cải tiến, tiếp cận gần hơn với cách tổ chức, điều hành tiên tiến, hiện đại của các công ty luật ở các nước trên thế giới. Một số tổ chức hành nghề luật sư đã cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng cho cá nhân, tổ chức nước ngoài, tham gia giải quyết tranh chấp lớn có yếu tố nước ngoài. Một số công ty luật đã có nhu cầu, khả năng và trong thực tế đã thuê luật sư nước ngoài làm việc cho công ty mình. Trong thời gian qua, đa số các tổ chức hành nghề luật sư đã làm tốt công việc giáo dục, giám sát luật sư trong việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Tuy nhiên, một số tổ chức hành nghề luật sư chưa thực sự quan tâm đến công việc này, đồng thời có biểu hiện lỏng lẻo trong việc quản lý các luật sư của tổ chức mình, để xảy ra hiện tượng luật sư vi phạm pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà tổ chức không biết hoặc bỏ qua.

Về việc bảo vệ quyền hành nghề luật sư và bảo vệ luật sư

Sở dĩ phải nói đến vấn đề này, bởi trên thực tế hiện nay, dù các quy định của pháp luật đã quy định quyền tham gia tố tụng của luật sư, nhưng ở nhiều phiên tòa, tiếng nói, vai trò của luật sư không thực sự có giá trị.

Nhiều luật sư trong quá trình hành nghề đã đành phải chấp nhận những rủi ro ngoài mong muốn, họ thậm chí phải đổ máu vì nghề nghiệp. Mới đây, tại Quảng Trị, một luật sư  thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Hải Dương đã bị hành hung giữa chốn công cộng sau khi tham gia phiên tòa giải quyết vụ ly hôn là một ví dụ về thái độ coi thường pháp luật, cố ý xâm hại đến quyền hành nghề hợp pháp của luật sư khi tham gia tố tụng.

Những biểu hiện về sự coi thường pháp luật, xâm hại đến quyền hành nghề của luật sư cả trong và ngoài phiên tòa dường như đang diễn ra hàng ngày, tuy nhiên chưa có những giải pháp thực sự hữu hiệu để đảm bảo rằng luật sư được hành nghề với đầy đủ quyền của mình, đồng thời được bảo vệ khỏi sự xâm hại về sức khỏe và tính mạng.

Như vậy, nghề luật sư ở Việt Nam nhìn nhận một cách khái quát ở các khía cạnh vừa đề cập đã cho thấy chiều hướng ngày một được chuyên nghiệp hóa. Quy định của pháp luật đối với nghề luật sư đã có những bước chuyển lớn và là nền tảng để chúng ta tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nghề luật sư phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, cũng qua đó để thấy, còn nhiều những hạn chế, bất cập đã và đang nãy sinh trong hoạt động nghề nghiệp cũng như công tác quản lý nghề luật sư rất cần những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện, nhằm nâng cao chất lượng, uy tín của nghề luật sư trong xã hội, cũng như để khẳng định vị thế của luật sư Việt Nam trên bình diện quốc tế.

2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng, uy tín của nghề luật sư ở Việt Nam

 Trên cơ sở thực trạng nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay, xin được liệt kê một số ý kiến thể hiện phương hướng, giải pháp hoàn thiện các mặt để nâng cao vị thế nghề luật sư nước nhà như sau:

+ Cần thiết xây dựng điều khoản mới về tội danh xâm phạm quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa của công dân trong Bộ luật hình sự; sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự về tư cách tham gia tố tụng của luật sư, thời điểm tham gia bào chữa, việc tiếp xúc bị can, bị cáo trong trại tạm giam, quyền điều tra và thu thập chứng cứ, cũng như một số hoạt động nghề nghiệp khác của luật sư; hoàn thiện quy định để từng bước mở rộng tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo quyền bào chữa của luật sư được thể hiện một cách thực chất.

+ Pháp luật về luật sư cần tập trung vào hai phạm vi là nhất thể hóa hoạt động tư vấn pháp luật vào đối tượng hành nghề chuyên nghiệp là đội ngũ luật sư và thể chế hóa phương hướng tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động luật sư, xây dựng cơ chế pháp lý cho việc tham gia ngày càng nhiều hơn của luật sư trong đàm phán thương mại quốc tế, giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh dịch vụ pháp lý lành mạnh trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và chủ quyền.

+ Cần sớm ban hành bộ quy tắc thống nhất về đạo đức nghề nghiệp luật sư và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp luật sư. Hiện nay, đa số luật sư Việt Nam tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư và các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hành nghề luật sư. Tuy nhiên, các quy tắc đó chưa được áp dụng một cách thống nhất, mỗi Đoàn luật sư có một quy tắc đạo đức nghề nghiệp riêng dựa trên bộ quy tắc mẫu, hơn nữa việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống. Trên thực tế, vẫn còn một số luật sư quá coi trọng lợi ích vật chất dẫn đến vi phạm các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, thậm chí có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, cần thiết ban hành sớm bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư áp dụng thống nhất trên toàn quốc cùng với những biện pháp bảo đảm tuân thủ đúng đắn.

+ Cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh và giám sát nhằm cải tiến nội dung, phương pháp để nâng cao chất lương đào tạo nghề luật sư, nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư thông qua việc các Đoàn luật sư thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát người tập sự hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề luật sư; tạo điều kiện thuận lợi để người tập sự được nghiên cứu, tiếp cận những kiến thức pháp luật mới, đồng thời tạo cơ hội cho người tập sự được trực tiếp tham gia hoạt động nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng hành nghề luật sư.

+ Hoàn thiện các quy định pháp lý về chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư. Hành nghề luật sư là hoạt động đòi hỏi tính trách nhiệm cao, gây thiệt hại là phải bồi thường do vậy luật sư tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một nghĩa vụ cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề trách nhiệm nghề nghiệp cũng như bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư ở Việt Nam chỉ mới dừng lại trên giấy mà chưa được thực thi. Do đó, cần có những quy định và những biện pháp  cụ thể để sớm áp dụng trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm đem lại sự hiệu quả cao nhất cho hoạt động đặc thù này.

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và thể chế hóa về mặt pháp luật chủ trương hoàn thiện pháp luật về luật sư, trong đó cần thiết đưa vào văn kiện của Đảng về chiến lược phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam trong thế kỷ mới. Xây dựng các mô hình tổ chức hành nghề và mô hình quản lý đủ sức đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của công dân, tổ chức; phấn đấu xây dựng đội luật sư đạt cả về số lượng lẫn chất lượng. Gắn việc hoàn thiện pháp luật về luật sư với chiến lược cải cách tư pháp hiện nay.  Nâng cao tính đồng bộ trong quá trình hoàn thiện pháp luật về luật sư.

+ Mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo của các trưởng luật, các trưởng đào tạo nghề luật sư để đảm bảo chất lượng, uy tín đội ngũ luật sư khi tham gia hành nghề. Hiện nay, còn tình trạng chất lượng đào tạo ở các trường luật nặng về lý thuyết, thiếu hụt kỹ năng hành nghề nên cần xây dựng chương trình đào tạo nghề luật nhằm cung cấp những ký năng chung nhất cho các cử nhân luật. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo nghề luật sư cũng không ngừng hoàn thiện và phát triển để đạo tạo đội ngũ luật sư tương lai có chất lượng cao.

 

KẾT LUẬN

Nghề luật sư ở Việt Nam đang từng ngày đạt được những bước phát triển đáng ghi nhận, vai trò của nghề luật sư trong xã hội ngày một được nâng cao, chất lượng, uy tín của luật sư ngày một lớn hơn, hoạt động hành nghề của luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư ngày phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa. 

Và hướng đến tương lai chúng ta thấy rằng, nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ "đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn" cũng như Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, ngày 18 tháng 01 năm 2010, Thủ tường Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 123/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”.

Nhìn vào nội dung Đề án, có thể thấy được nỗ lực của Chính phủ trong việc bắt tay vào xây dựng đội ngũ luật sư “giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo tiếng Anh, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có đủ khả năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội, trong đó có các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước”.Đồng thời “xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài”.

Hành động thực tế mà Chính phủ triển khai là tín hiệu đáng lạc quan để chúng ta có được đội ngũ luật sư có chất lượng chuyên môn cao và có các tổ chức hành nghề luật sư hướng đến chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, thực trạng hành nghề luật sư ở Việt Nam như đã đặt ra ở trên còn những vấn đề cần quan tâm, tìm kiếm giải pháp tốt nhất để hoàn thiện và phát triển. Người thực hiện đề tài tiểu luận, qua tìm hiểu, học hỏi chỉ dám nêu lên những nội dung đã được học, đã được tìm hiểu để, như một ý kiến nhỏ đóng góp cho tiến trình tìm kiếm những gì tốt đép nhất cho nghề luật sư ở Việt Nam hôm nay và trong tương lai./.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân