Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Quy định xử phạt đối với người có hành vi bạo hành trẻ em
Thời gian gần đây, vụ việc em bé 3 tuổi ở thôn Võng La, huyện Đông Anh bị mẹ đẻ cùng bố dượng bạo hành dẫn đễ tử vong đang khiến dư luận vô cùng bức xúc. Vậy, trong trường hợp này, pháp luật của nhà nước Việt Nam có quy định xử phạt như thế nào? Thông qua bài viết này, Luật Đại Việt sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định pháp luật có liên quan được áp dụng để xử lý đối với những hành vi này .

Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Luật trẻ em năm 2016 cũng một lần nữa khẳng định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.” (Điều 27).

“Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.” (khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016). Chính vì vậy, các hành vi bạo lực đối với trẻ em luôn bị xử lý nghiêm minh theo đúng tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi.

1.Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 27 nghị định 144/2013/NĐ-CP thì đối với hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;

 b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;

đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.”

Bên cạnh việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi còn phải chịu thêm về chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.

2.Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của từng sự việc ngược đãi, hành hạ trẻ em mà người phạm tội có thể bị xử phạt với các tội khác nhau, cụ thể:

a.Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 BLHS 2015 sửa đổi 2017:

Người cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đế 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

b.Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 BLHS 2015 sửa đổi 2017.

Cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

c. Tội giết người

Trong trường hợp dẫn đến hậu quả trẻ em bị chết do hành vi bạo hành cũng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm.

Do đó, tùy thuộc vào mức độ thực hiện hành vi mà người có hành vi bạo hành sẽ bị xử lý theo từng trường hợp được pháp luật quy định.

Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin về việc xử phạt người có hành vi bạo hành trẻ em. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ văn phòng công chứng Đại Việt (nay là văn phòng công chứng Trần Hằng)/ Công ty TNHH Đại Việt để được giải đáp cụ thể.

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRẦN HẰNG

Địa chỉ: số 28 Phố Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội

Tel: (04) 37478888 Fax: (04) 37473966

Hot – line: 0933.668.166

Email: info@luatdaiviet.vn

Website: www.luatdaiviet.vn

 

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân