doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Vụ án Luật Đại Việt theo đuổi gần 12 năm đã được chọn làm nguồn án lệ
Vừa qua, ngày 31/12/2021, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 594/QĐ-CA về việc công bố án lệ. Theo đó, Quyết định đã công bố thêm 9 án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua.

Trong số ít những vụ án được chọn làm nguồn án lệ, Luật Đại Việt tự hào rằng Vụ án mà chúng tôi theo đuổi gần 12 năm qua được chọn làm nguồn của án lệ số 44/2021/AL Về việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố. Án lệ này được lấy từ Quyết định giám đốc thẩm số 10/2021/KDTM-GĐT ngày 14/9/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng tư vấn thiết kế” tại Hà Nội, giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần H với bị đơn là Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P.

Vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng tư vấn thiết kế” bắt đầu từ ngày 24/6/2010 do Công ty cổ phần H khởi kiện yêu cầu bị đơn là Công ty P hoàn trả số tiền gần 300.000 USD. Luật sư Nguyễn Thiều Dương là Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Việt (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) – một luật sư dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng trực tiếp tham gia vụ án với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn. Dưới sự dẫn dắt của Luật sư Nguyễn Thiều Dương, các Luật sư Đoàn Trọng Bằng, Luật sư Đinh Vũ Hòa, Luật sư Vũ Hải Lý của Công ty Luật Đại Việt đã cùng tham gia vụ án từ những ngày đầu tiên với tư cách là Đại diện theo ủy quyền. Các luật sư của Luật Đại Việt đã cùng với thân chủ của mình trải qua 4 phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, 2 phiên Giám đốc thẩm – đây là một vụ án đặc biệt kéo dài gần 12 năm trời với 02 lần hủy án (điều hiếm thấy trong lịch sử giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại ở Việt Nam).

Có hai tình tiết mấu chốt trong vụ án này mà Luật Đại Việt luôn thể hiện xuyên suốt trong các quan điểm tranh tụng của mình đó là:

(i)  Thứ nhất, việc xác định thời hiệu đối với yêu cầu phản tố cũng phải áp dụng như đối với thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự;

(ii)  Thứ hai, cần xác định đúng giá trị pháp lý của Giấy ủy quyền tham gia tố tụng của người đại diện theo pháp luật phía bị đơn và tư cách tham gia tố tụng của những người được ủy quyền đó.

Cả hai quan điểm này đều được Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội ghi nhận, xem xét và sau đó một trong hai nội dung đó được lấy làm nguồn án lệ. Nội dung án lệ số 44 như sau:

“[2] Về yêu cầu phản tố, nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm tại Bản án số 82/2020/KDTM-PT về việc yêu cầu phản tố không bị giới hạn bởi thời hiệu khởi kiện (tr. 15) là không đúng. Theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, yêu cầu phản tố là yêu cầu không nằm trong yêu cầu của nguyên đơn, có thể được giải quyết bằng một vụ án độc lập; việc giải quyết yêu cầu phản tố trong cùng vụ án là để kết quả giải quyết chính xác và nhanh hơn. Yêu cầu phản tố cũng chính là yêu cầu khởi kiện nên phải tuân thủ quy định về thời hiệu khởi kiện. Do đó, trường hợp có yêu cầu phản tố và có đương sự trong vụ án đề nghị áp dụng thời hiệu khởi kiện thì Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định xem yêu cầu phản tố có còn thời hiệu khởi kiện hay không mới đúng quy định pháp luật.”

Để đọc toàn văn án lệ số 44, kính mời Quý bạn đọc truy cập vào website:

https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?dDocName=TAND199114

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân