Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
RỦI RO CỦA VIỆC THAM GIA HỤI
Hụi là hình thức tín dụng dân gian rất phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới vì giúp mang lại lợi ích thiết thực cho người tham gia thông qua việc tập hợp tiền nhàn rỗi không được sử dụng của nhiều cá nhân để cho một cá nhân nào đó sử dụng. Tuy nhiên, do hiện tượng thông tin bất đối xứng và hạn chế trong khả năng cưỡng chế của các thành viên với tư cách cá nhân nên việc tham gia hụi sẽ phát sinh rủi ro. Mục tiêu của bài viết là phân tích nguyên nhân xuất hiện rủi ro của việc tham gia hụi và xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro này để từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro nhằm biến hụi trở thành một hình thức tín dụng thực sự có ích cho những người có nhu cầu.

1. Giới thiệu

Theo các nhà nghiên cứu (như Calomiris và Rajaraman, 1998; Tanaka và Nguyen, 2008; Andersen, Baland và Moene, 2009; Ninh và Dương, 2011; Ninh và Hơn, 2012), hụi là loại hình tín dụng dân gian rất phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Để giải thích cho tính phổ biến đó, Besley, Coate và Loury (1993, 1994) đã xây dựng các mô hình lý thuyết kinh điển để chứng minh lợi ích của loại hình tín dụng này so với tự tiết kiệm và gửi ngân hàng; các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã kiểm chứng lợi ích của hụi bằng cách sử dụng số liệu thực tế ở cả nông thôn lẫn thành thị từ nhiều nước trên thế giới. Trên nguyên tắc, hụi giúp tập hợp tiền nhàn rỗi không được sử dụng của nhiều cá nhân riêng lẻ để chuyển sang cho người cần sử dụng nó ngay, qua đó làm tăng lợi ích cho các cá nhân đó. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là hụi tiềm ẩn rủi ro cao nhưng tự bản thân những người tham gia không thể kiểm soát được do hiện tượng thông tin bất đối xứng và hạn chế trong khả năng cưỡng chế lẫn nhau nếu chỉ với tư cách cá nhân. Do đó, hiện tượng “giựt” hụi xảy ra khá phổ biến, như ở nước ta trong thời gian gần đây, gây hoang mang cho nhiều người và làm hạn chế lợi ích của loại hình tín dụng này trong việc huy động lượng tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong dân chúng để phục vụ cho các hoạt động sinh lợi của nền kinh tế.

Hạn chế rủi ro để làm cho hụi trở thành một loại hình tín dụng thực sự hữu ích luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý kinh tế vĩ mô cũng như bản thân những người có nhu cầu tham gia hụi, nhưng, theo hiểu biết hạn hẹp của chúng tôi, ở nước ta lại có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Hạn chế rủi ro của việc tham gia hụi chỉ có thể làm được một khi hiểu rõ nguyên nhân xuất hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Chính vì vậy, bài viết này được hình thành với mục tiêu phân tích nguyên nhân xuất hiện rủi ro của việc tham gia hụi và xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro đó để tìm ra giải pháp hạn chế rủi ro nhằm biến hụi trở thành loại hình tín dụng thực sự hữu ích cho những người có nhu cầu.

 

2. Cơ sở lý luận về thông tin bất đối xứng, khả năng cưỡng chế và rủi ro của việc tham gia hụi 

Thông tin bất đối xứng là thuật ngữ được dùng để chỉ hiện tượng các chủ thể khác nhau không có thông tin như nhau về một đối tượng nào đó mà tất cả cùng quan tâm. Chẳng hạn, khi chọn mua một chiếc xe đã qua sử dụng, người mua sẽ không biết rõ chất lượng (còn lại) của nó bằng chính người bán (Akerlof, 1970); trong hoạt động tín dụng, người cho vay không biết rõ người vay cũng như triển vọng của các dự án mà người vay sẽ thực hiện bằng chính bản thân người vay (Stiglitz và Weiss, 1981);… Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng thông tin bất đối xứng xuất hiện thường trực trong các hoạt động liên kết nhiều cá nhân (bao gồm cả hụi) và sẽ dẫn đến hai hệ quả, đó là chọn lựa sai lầm và động cơ lệch lạc. Lựa chọn sai lầm xuất hiện là do không có đủ thông tin nên các cá nhân có thể chọn nhầm đối tác thiếu tin cậy hay không đủ uy tín, gây ra thiệt hại cho bản thân. Động cơ lệch lạc là hiện tượng các cá nhân, vì động cơ lợi ích của chính mình, không thực hiện các thỏa ước với đối tác bởi cho rằng đối tác không có đủ thông tin về việc làm của mình nên không thể trừng phạt, trả đũa hay không còn kịp để làm điều đó.

Hụi là loại hình tín dụng tập hợp một nhóm người họp mặt định kỳ để góp một số tiền nhất định vào quỹ chung nhằm phân phối cho từng thành viên trong nhóm mỗi người một lần; nguyên tắc phân phối số tiền góp chung có thể là thỏa thuận, ngẫu nhiên (bằng bốc thăm) hay đấu thầu. Do hụi mang lại lợi ích cao hơn tự tiết kiệm và gửi ngân hàng (Besley, Coate và Loury, 1993) nên các cá nhân sẽ có động cơ tập hợp với nhau để nhanh chóng có được số tiền đủ để sử dụng cho một mục đích nào đó. Từ đây, hiện tượng thông tin bất đối xứng lập tức xuất hiện do từng thành viên của dây hụi không thể hiểu đối tác của mình bằng chính bản thân họ. Khi đó, các thành viên thiếu tin cậy (thậm chí có ý định lừa đảo) sẽ có cơ hội tham gia vào dây hụi trong khi các thành viên khác rất khó nhận ra do không thể biết tường tận về (những) người này (thông tin bất đối xứng). Thậm chí, có cá nhân còn chủ động hình thành các dây hụi và dẫn dụ người khác tham gia (bằng cách hứa hẹn những khoản lợi ích rất cao) để thủ lợi. Nếu thông tin thông suốt hay nếu biết rõ ý định này thì chắc chắn sẽ không ai tham gia, nhưng thông tin bất đối xứng là hiện tượng thực tế khách quan nên một khi đã tham gia hụi là sẽ gặp rủi ro, mặc dù mức độ có khác nhau tùy trường hợp. Khi đó, thâm niên tham gia hụi có thể giúp hạn chế rủi ro bởi những người tham gia hụi lâu năm có nhiều thông tin hơn để có thể chọn lọc đối tác và áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế hay thậm chí trả đũa một cách hữu hiệu và kịp thời hơn (Ninh và Hơn, 2012).

Trong các dây hụi, người hốt hụi trước được xem như là người vay và phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thông qua việc tiếp tục đóng góp vào quỹ chung của nhóm. Tuy nhiên, cũng giống như trong hoạt động tín dụng, sẽ không có lợi cho người này nếu tiếp tục đóng góp (nhất là đối với những người hốt hụi càng sớm) thay vì không tiếp tục và sử dụng số tiền này để sinh lợi ở nơi khác (nhằm tránh bị trừng phạt hay trả đũa). Thậm chí, những người này còn chủ động tham gia vào các dây hụi với số tiền đóng góp lớn để có được lợi ích cao hơn nếu “giựt” hụi. Do đó, các dây hụi với số tiền đóng góp lớn thường có xác suất bị “giựt” cao hơn (hay rủi ro hơn khi tham gia).

Vấn đề đặt ra là làm sao chọn được đối tác tin cậy để cùng hình thành dây hụi? Một trong những cách đó là chọn người trong gia đình hay dòng họ vì những người này thường có xu hướng giúp đỡ, tương trợ nhau hơn là lợi dụng nhau để thủ lợi (Sahlins, 2011), do đó, các dây hụi dạng này sẽ có mức độ an toàn cao. Song, dạng hụi này không xuất hiện nhiều trong thực tế vì số người trong gia đình hay dòng họ thường không đủ lớn để thỏa mãn những người có nhu cầu. Đôi khi, mặc dù không phải là người trong gia đình hay dòng họ nhưng nếu là hàng xóm hay sống gần nhau lâu trong cùng xóm ấp, khu phố,… thì các cá nhân sẽ hiểu nhau hơn, trở nên thân thiết và có xu hướng hình thành các dây hụi với mục đích tương trợ lẫn nhau, nhất là ở những nơi có các tổ chức đoàn thể xã hội hay các hiệp hội nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả. Vì sống gần nhau nên bất kỳ ai có dấu hiệu lệch lạc thì người khác đều dễ dàng nhận biết nên có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn hay cưỡng chế một cách kịp thời. Do đó, các dây hụi bao gồm các thành viên này cũng thường ít rủi ro (Andersen, Baland và Moene, 2009). 

Các nhà nghiên cứu còn ghi nhận được sự xuất hiện của các dây hụi giữa các đồng nghiệp với nhau. Khi tham gia hụi với đồng nghiệp, hiện tượng thông tin bất đối xứng sẽ được giảm thiểu do mọi người hiểu biết nhau hơn nhờ mối quan hệ gần gũi trong công việc hay thông qua các sinh hoạt tập thể. Đồng thời, khả năng cưỡng chế cũng sẽ cao hơn bởi có thể nhận được sự hỗ trợ của đơn vị công tác, trước khi phải nhờ đến cơ quan pháp luật, nếu có tranh chấp xảy ra. Hơn nữa, những người làm ở các cơ quan, đơn vị thường ít có xu hướng “giựt” hụi bởi nếu làm vậy thì mất mát sẽ lớn (về uy tín, thu nhập, cơ hội thăng tiến,…) hay bị ràng buộc bởi các chuẩn mực đạo đức, phẩm chất do các tổ chức đoàn thể (như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội Cựu chiến binh,…) mà họ đang tham gia sinh hoạt trong đó đặt ra. Ngoài ra, hụi cũng có thể bao gồm những người đáng tin cậy và trung thực nhận biết nhau sau một thời gian đủ dài qua tiếp xúc dưới một hình thức nào đó như bạn bè, hội nghề nghiệp, cùng sở thích,… (Kioike, Nakamaru và Tsujimoto, 2010). Mặc dù có thể được chọn lọc bằng một phương thức nào đó nhưng những người tham gia hụi, do nguyên nhân chủ quan (như có ý định lừa đảo mà đối tác không nhận biết) hay khách quan (như làm ăn thua lỗ, bệnh tật, tai nạn,…), vẫn có thể không tiếp tục nghĩa vụ đóng góp hay “giựt” hụi. Do đó, các biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế là rất cần thiết để giảm rủi ro cho những người tham gia hụi. Để làm điều này, các ràng buộc đạo đức xã hội hay cộng đồng (mà ở nông thôn thường chặt chẽ hơn ở thành thị và người nghèo thường bị ràng buộc nhiều hơn người giàu) sẽ là một công cụ hữu hiệu (Besley, Coate và Loury, 1993; Handa và Kirton, 1999; Andersen, Baland và Moene, 2009). Theo đó, người “giựt” hụi không chỉ bị tai tiếng mà còn không được chấp nhận vào các dây hụi tiếp theo cũng như các hoạt động sinh lợi mang tính tập thể khác ở địa phương (Rohner, 2011).

Việc làm này sẽ gây tổn thất lớn, đặc biệt là đối với những người sống ở những nơi mà hụi đã trở thành một hình thức tín dụng tương trợ bám rễ sâu trong cộng đồng; do đó, hiện tượng “giựt” hụi sẽ được giảm thiểu. Tuy nhiên, ở những nơi mà người ta có nhiều cơ hội khác (như dễ dàng vay tín dụng chính thức hay bán chính thức nếu không được chấp nhận vào các dây hụi hay dễ dàng chuyển chỗ ở để tránh bị trừng phạt và sử dụng số tiền “giựt” hụi vào mục đích sinh lợi khác) thì cơ chế ràng buộc, tẩy chay hay trừng phạt bởi cộng đồng sẽ kém hiệu lực. Vì vậy, việc theo dõi để cập nhật thông tin liên tục về đối tác nhằm sớm phát hiện các dấu hiệu lệch lạc luôn hết sức cần thiết một khi đã quyết định tham gia hụi. 

Như vừa phân tích, một cá nhân không thể hiểu hết đối tác của mình nên phải đối mặt với rủi ro bị “giựt” hụi. Để giảm thiểu rủi ro, hoạt động tham gia hụi cần nên được thông tin cho nhiều người cùng biết (nhất là người trong gia đình hay bạn bè thân thiết) vì những người này có thể cung cấp thêm thông tin về đối tác cũng như tham gia cưỡng chế nếu có tranh chấp. Tuy nhiên, theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, trong nhiều trường hợp (đặc biệt là ở nông thôn), phụ nữ thường giấu người thân trong gia đình (nhất là chồng của họ) khi tham gia hụi bởi sợ chồng biết mình có tiền thì sẽ đòi lấy để sử dụng vào các mục đích không cần thiết (Levenson và Besley, 1996; Ambec và Treich, 2007; Andersen, Baland và Moene, 2009). Mặt khác, do nghĩ rằng tham gia hụi là bất hợp pháp nên nhiều người giấu giếm thông tin về việc làm này và như vậy, lại làm tăng nguy cơ bị “giựt” hụi. 

Cũng với lý do trên, các dây hụi có nhiều người tham gia sẽ có thể ít rủi ro hơn bởi có nhiều người tham gia thì thông tin đầy đủ hơn; đồng thời, do có nhiều người tham gia cưỡng chế hơn khi có lừa đảo xảy ra nên người có ý định “giựt” hụi sẽ ngần ngại. Tuy nhiên, cũng có lập luận cho rằng, khi nhiều người tham gia thì khả năng tìm hiểu thông tin đầy đủ đối với tất cả mọi đối tác sẽ trở nên khó khăn nếu các thành viên không thực sự gần gũi nhau hay không tự nguyện chia sẻ thông tin. Một khi không có đủ thông tin, khả năng xuất hiện các đối tác thiếu tin cậy càng cao hơn. Hơn nữa, đối với các dây hụi có nhiều người tham gia, có thể xuất hiện một nhóm người trong số những người tham gia hụi thông đồng với nhau để thủ lợi từ những người còn lại. Khi đó, tham gia hụi càng trở nên rủi ro hơn.

Khi mà cơ chế ràng buộc và tẩy chay bởi cộng đồng không còn đủ hiệu lực như mong đợi thì cách thức cấu trúc dây hụi có thể giúp hạn chế rủi ro cho những người tham gia (Andersen, Baland và Moene, 2009). Các nhà nghiên cứu nhận thấy hụi ngẫu nhiên (nghĩa là số tiền đóng góp chung được phân phối (một lần) cho các thành viên dựa trên nguyên tắc bốc thăm ngẫu nhiên) có mức độ rủi ro thấp hơn hụi đấu thầu (số tiền góp chung sẽ được phân phối cho thành viên hứa trả khoản tiền cao nhất cho các thành viên khác) do thời điểm “hốt” hụi ngẫu nhiên sẽ không cho phép người tham gia hụi dễ dàng hoạch định các phương án sử dụng tiền “giựt” hụi vào các hoạt động sinh lợi khác hay có thể trốn tránh để không bị trả đũa. Do đó, động cơ “giựt” hụi sẽ được giảm thiểu. Một cách khác nữa là đặt người kém tin cậy nhất vào vị trí cuối cùng nhận được số tiền góp của dây hụi. Trong một số trường hợp, các cá nhân được yêu cầu nộp tiền thế chân khi tham gia hụi; vì tiền thế chân sẽ bị mất nếu không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đóng góp nên động cơ “giựt” hụi sẽ được giảm thiểu (Andersen, Baland và Moene, 2009; Ninh và Hơn, 2012). 

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, các biện pháp cưỡng chế phi chính thức nhiều khi không có hiệu lực hay chỉ có hiệu lực đến một chừng mực nhất định nên cần có sự can thiệp của cơ quan pháp luật bằng việc hợp thức hóa hoạt động tham gia hụi. Khi đó, nếu có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra, các cá nhân sẽ mạnh dạn nhờ đến sự can thiệp của cơ quan pháp luật. Điều này có nghĩa là việc hình thành các chứng cứ pháp lý (như các hợp đồng hay giao kèo có chứng thực của cơ quan công quyền) sẽ giúp cho việc tham gia hụi sẽ ít gặp rủi ro hơn.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàngkhoá học quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

SOURCE: TẠP CHÍ NGÂN HÀNG SỐ 5/2012

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân