Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 19/2006/DS–GĐT NGÀY 02–8–2006 VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ" NGUYÊN ĐƠN BÀ PHAN THỊ DO – BỊ ĐƠN BÀ PHAN THỊ GỌN
Ngày 02 tháng 8 năm 2006, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự về tranh chấp di sản thừa kế giữa các đương sự: Nguyên đơn: 1. Bà Phan Thị Do sinh năm 1948; trú tại: ấp 1, thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; 2. Bà Phan Thị Bốn sinh năm 1934; trú tại: tổ 59 An Cư, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (bà Phan Thị Bốn uỷ quyền cho chị Trần Thị Thu Thuỷ sinh năm 1967 theo giấy uỷ quyền ngày 20-12-2004). Bị đơn: Bà Phan Thị Gọn sinh năm 1937; trú tại: tổ 5B, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (bà Phan Thị Gọn uỷ quyền cho anh Võ Văn Thành sinh năm 1972 theo giấy uỷ quyền ngày 29-6-2005).

QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 19/2006/DS-GĐT
NGÀY 02-8-2006 VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ”

 

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

...

Ngày 02 tháng 8 năm 2006, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự về tranh chấp di sản thừa kế giữa các đương sự:

Nguyên đơn:

1. Bà Phan Thị Do sinh năm 1948; trú tại: ấp 1, thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận;

2. Bà Phan Thị Bốn sinh năm 1934; trú tại: tổ 59 An Cư, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (bà Phan Thị Bốn uỷ quyền cho chị Trần Thị Thu Thuỷ sinh năm 1967 theo giấy uỷ quyền ngày 20-12-2004).

Bị đơn: Bà Phan Thị Gọn sinh năm 1937; trú tại: tổ 5B, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (bà Phan Thị Gọn uỷ quyền cho anh Võ Văn Thành sinh năm 1972 theo giấy uỷ quyền ngày 29-6-2005).

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Chị Trần Thị Lý sinh năm 1953; trú tại: tổ 20B, phường Mân Thái, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng;

2. Anh Trần Văn Số sinh năm 1960; trú tại: tổ 6, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng;

3. Anh Trần Văn Nhàn sinh năm 1956;

4. Chị Trần Thị Lá sinh năm 1964;

Anh Nhàn và chị Lá đều trú tại: số 1462784 Ave, Syrrey BC Canada.

5. Chị Trần Thị Rau sinh năm 1965; trú tại: tổ 20 An Vĩnh, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng;

6. Anh Trần Văn Quý; trú tại: 128 Cathcart, Hamilton St, L8L, 5A2, Canada;

7. Anh Trần Văn Đức sinh năm 1969; trú tại: tổ 6, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng;

8. Chị Phạm Thị Lội sinh năm 1954; trú tại: thôn 4, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;

9. Chị Phạm Thị Lặn sinh năm 1956; trú tại: thôn Ngọc Vinh, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;

10. Chị Phạm Thị Tâm sinh năm 1959;

11. Chị Phạm Thị Trước sinh năm 1961;

12. Chị Phạm Thị Chi sinh năm 1964;

13. Chị Phạm Thị Em sinh năm 1965;

14. Chị Phạm Thị Beo sinh năm 1968;

Các chị Tâm, Trước, Chi, Em, Beo đều trú tại: tổ 54 An Cư, phường An Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng;

15. Ông Võ Văn Sau sinh năm 1934; trú tại: tổ 5B, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng;

16. Anh Võ Văn Lượm sinh năm 1968; trú tại: tổ 24A Tân An, phường Mân Thái, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

NHẬN THẤY:

Cụ Phan Danh (chết năm 1994), có vợ là cụ Trần Thị Lựu (chết năm 1989) và cả hai đều không để lại di chúc. Hai cụ Danh và Lựu có 5 con gồm:

1. Bà Phan Thị Giỏi (chết ngày 15-8-1993, không để lại di chúc). Bà Giỏi có 7 người con gồm: Chị Trần Thị Lý, anh Trần Văn Số, anh Trần Văn Nhàn, Chị Trần Thị Lá, chị Trần Thị Rau, anh Trần Văn Đức, anh Trần Văn Quý.

2. Bà Phan Thị Dắn (chết năm 2004, không để lại di chúc). Bà Dắn có 7 người con gồm: Chị Phạm Thị Lội, chị Phạm Thị Lặn, chị Phạm Thị Tâm, chị Phạm Thị Trước, chị Phạm Thị Chi, chị Phạm Thị Em, chị Phạm Thị Beo.

3. Bà Phan Thị Bốn.

4. Bà Phan Thị Gọn (bà Gọn có chồng là ông Võ Văn Sau).

5. Bà Phan Thị Do.

Tài sản chung của vợ chồng cụ Phan Danh và cụ Trần Thị Lựu gồm có một ngôi nhà cấp 4 diện tích 60m2 trên 3 sào 60 thước đất (theo chứng thư kiến điền cấp ngày 24-9-1963). Sau khi cụ Lựu chết, nhà đất do cụ Danh quản lý và sau khi cụ Danh chết, nhà đất của hai cụ do vợ chồng bà Gọn quản lý, sử dụng.

Ngày 11-6-2004 bà Phan Thị Bốn và bà Phan Thị Do khởi kiện yêu cầu chia thừa kế tài sản của hai cụ là căn nhà trên 1900m2 đất (hai cụ có 2.200m2 đất khi còn sống đã cho bà Gọn 300m2) theo pháp luật và xin nhận bằng hiện vật. Ngày 16-8-2004 bà Bốn, bà Do nộp tạm ứng án phí.

Bà Gọn và ông Sau khai: di sản của cụ Danh, cụ Lựu chỉ có nhà trên 561m2 đất liền kề với đất của gia đình ông, bà. Sau khi cụ Danh, cụ Lựu chết, ông bà quản lý toàn bộ nhà đất và đứng tên kê khai nên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bà Gọn chỉ đồng ý chia thừa kế theo pháp luật đối với phần nhà đất là di sản của cụ Danh, cụ Lựu.

Chị Lý (đại diện cho 4 người con của bà Giỏi) khai: tài sản của cụ Danh, cụ Lựu có nhà và khoảng 2.100m2 đất vườn. Khoảng thời gian 1968-1970 hai cụ đã cho bà Gọn khoảng 300m2, nên chị yêu cầu chia thừa kế di sản của hai cụ theo pháp luật và xin nhận phần của bà Giỏi.

Anh Quý, anh Nhàn, chị Lá (là các con của bà Giỏi) có đơn từ chối nhận di sản thừa kế.

Chị Phạm Thị Em (đại diện cho 7 người con của bà Dắn) xin hưởng thừa kế phần của bà Dắn.

Anh Lượm (con riêng của ông Sau) khai: anh được ông Sau và bà Gọn (mẹ kế) cho 100m2 đất để làm nhà ở và đề nghị Toà án căn cứ pháp luật giải quyết đồng thời xem xét giá trị nhà do anh xây dựng theo biên bản định giá.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2005/DSST ngày 12-5-2005, Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã quyết định:

“Chấp nhận đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của bà Phan Thị Bốn, bà Phan Thị Do đối với bà Phan Thị Gọn.

Tuyên xử:

I. Xác định di sản thừa kế của vợ chồng ông Phan Danh, bà Trần Thị Lựu để lại gồm ngôi nhà với cấu trúc nhà trệt, tường xây, nền xi măng, mái lợp tôn có diện tích 77,55m2 toạ lạc trên lô đất có diện tích 1.400m2 tại tổ 5B, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Trị giá nhà và đất ông Danh và bà Lựu để lại nói trên là: 1.059.008.076 đồng (một tỷ không trăm năm chín triệu không trăm không tám ngàn không trăm bảy sáu đồng).

II. Hàng thừa kế di sản của vợ chồng ông Danh và bà Lựu gồm: Bà Phan Thị Giỏi (chết năm 1993), bà Phan Thị Dắn (chết năm 2004), bà Phan Thị Bốn, bà Phan Thị Gọn, bà Phan Thị Do được hưởng với giá trị mỗi kỷ phần thừa kế là 211.801.615 đồng (hai trăm mười một triệu tám trăm lẻ một ngàn sáu trăm mười năm đồng).

- Giao kỷ phần thừa kế được hưởng của bà Giỏi (chết năm 1993) cho các con bà Giỏi gồm: bà Trần Thị Lý, ông Trần Văn Số, bà Trần Thị Rau, ông Trần Văn Đức được đồng sở hữu với trị giá phần của mỗi người là 52.950.403 đồng (năm mươi hai triệu chín trăm năm mươi ngàn bốn trăm lẻ ba đồng).

- Giao kỷ phần thừa kế được hưởng của bà Phan Thị Dắn (chết năm 2004) cho các con bà Dắn gồm: bà Phạm Thị Lội, bà Phạm Thị Lặn, bà Phạm Thị Tâm, bà Phạm Thị Trước, bà Phạm Thị Chi, bà Phạm Thị Em, bà Phạm Thị Beo đồng sở hữu với giá trị phần của mỗi người là 30.257.373 đồng (ba mươi triêu hai trăm năm bảy ngàn ba trăm bảy ba đồng).

III. Phần phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật cho những người trong diện thừa kế nói trên cụ thể như sau:

1. Giao ngôi nhà có cấu trúc nhà trệt, tường xây mái tole, nền xi măng diện tích 77,55m2 toạ lạc trên lô đất có diện tích 249,9m2 tại tổ 5B phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cho bà Phan Thị Do trọn quyền sở hữu, sử dụng.

Bà Phan Thị Do được đồng sở hữu bờ tường xây gạch dài 29,7m và sử dụng lối đi (1m ´ 33,62m) cùng các con của bà Phan Thị Dắn.

Trị giá nhà, vật kiến trúc quyền sử dụng đất giao cho bà Do nhận nói trên là 221.029.486 đồng (hai trăm hai mốt triệu không trăm hai chín ngàn bốn trăm tám sáu đồng) và có tứ cận như sau:

- Phía bắc giáp bờ tre ngăn với đất màu của hộ khác dài 8,3m.

- Phía nam giáp lối đi chung với các con bà Dắn dài 8,82m.

- Phía tây giáp phần đất giao bà Bốn, các con bà Giỏi và bà Gọn dài 29,55m.

- Phía đông giáp phần đất giao các con bà Dắn sử dụng 26,52m

2. Giao phần đất có diện tích 227,30m2 (phía trong nhà và đất giao bà Do) tại tổ 5B phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cho các bà con bà Dắn) gồm: Bà Phạm Thị Lội, bà Phạm Thị Lặn, bà Phạm Thị Tâm, bà Phạm Thị Trước, bà Phạm Thị Chi, bà Phạm Thị Em, bà Phạm Thị Beo đồng quyền sử dụng.

- Các bà có tên trên đồng quyền sở hữu sử dụng cùng với bà Phan Thị Do một bờ tường rào xây gạch dài 27,9m và lối đi rộng 1m dài 33,62m từ đường đá phía tây vào.

Trị giá vật kiến trúc, quyền sử dụng đất các con bà Dắn được nhận nói trên là 220.867.090 đồng (hai trăm hai mươi triệu tám trăm sáu bảy ngàn không trăm chín mươi đồng) và có tứ cận như sau:

- Phía bắc giáp bờ tre ngăn với đất màu của hộ khác dài 15,53m.

- Phía nam giáp phần đất của ông Phan Văn Cả dài 16,85m.

- Phía tây giáp phần đất giao bà Do nhận dài 26,52m.

- Phía đông giáp bờ tre ngăn đất màu của hộ khác dài 14,99m.

3. Giao ngôi nhà xây cấp 4 với cấu trúc nhà trệt mái tole tường xây nền gạch hoa diện tích 70,25m2, 01 hồ chứa nước xây bằng bê tông cốt thép, tường xây bằng gạch dài 15,2m, được toạ lạc trên phần đất có diện tích 204,30m2 tại tổ 5B phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cho bà Phan Thị Bốn trọn quyền sở hữu, sử dụng.

Trị giá nhà, vật kiến trúc, quyền sử dụng đất giao bà Bốn được nhận nói trên là 191.226.506 đồng (một trăm chín mốt triệu hai trăm hai sáu ngàn năm trăm lẻ sáu đồng) và có tứ cận như sau:

- Phía tây giáp đường đá dài 7,12m.

- Phía đông giáp phần đất giao bà Do dài 7,8m.

- Phía nam giáp lối đi vào phần đất giao bà Do và các con bà Dắn nhận dài 26,39m.

- Phía bắc giáp phần đất giao bà Lý, ông Số, bà Rau, ông Đức nhận dài 28,21m.

4. Giao nhà có tổng diện tích 107,31m2, 3,5 hồ chứa nước xây bằng BTCT cố định có thể tích 33,3m3, tường xây bằng gạch dài 15,74m được xây trên phần đất có diện tích 233,3m2 tại tổ 5B phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cho các ông bà (con bà Phan Thị Giỏi) gồm: Bà Trần Thị Lý, ông Trần Văn Số, bà Trần Thị Rau, ông Trần Văn Đức đồng sở hữu, sử dụng.

Trị giá nhà vật kiến trúc, quyền sử dụng đất giao bà Lý, ông Số, bà Rau, ông Đức nói trên là 216.960.274 đồng và có tứ cận như sau:

- Phía tây giáp đường đá dài 7,87m.

- Phía đông giáp phần đất giao cho bà Do sử dụng dài 7,87m.

- Phía bắc giáp phần đất giao bà Gọn sử dụng dài 32,14m.

- Phía nam giáp phần giao bà Bốn sử dụng dài 28,21m.

5. Giao phần đất còn lại có diện tích 400,40m2 tại tổ 5B phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cho bà Phan Thị Gọn trọn quyền sử dụng. Tổng cộng vợ chồng ông Võ Văn Sau, bà Phan Thị Gọn được quyền sử dụng 1.215,50m2 đất tại tổ 5B phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Trong đó trị giá quyền sử dụng đất bà Gọn được nhận thừa kế 400,40m2 là 297.016.720 đồng (hai trăm chín bảy ngàn không trăm mười sáu ngàn bảy trăm hai mươi đồng) và vị trí đất ông Sau, bà Gọn được quyền sử dụng có tứ cận như sau:

- Phía tây giáp đường đá dài 31,32m.

- Phía đông giáp đất giao bà Do sử dụng và đất màu của hộ khác dài 33,04m.

- Phía bắc giáp phần đất bà Gọn, ông Sau đã chuyển nhượng cho ông Trương Công Định dài 35,03m.

- Phía nam giáp phần đất giao bà Lý, ông Số, bà Rau, ông Đức sử dụng dài 32,14m.

IV. Việc phân chia nhà vật kiến trúc quyền sử dụng đất bằng hiện vật cho những người trong diện thừa kế nói trên, có sơ đồ kèm theo bản án sơ thẩm.

V. Huỷ một phần giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất số 3403060378 ngày 22-6-2001 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc công nhận cho vợ chồng ông Võ Văn Sau, bà Phan Thị Gọn được quyền sử dụng 838m2 thuộc di sản thừa kế chưa chia của vợ chồng ông Phan Danh và bà Trần Thị Lựu.

VI. Những người được giao sở hữu nhà và sử dụng đất tại mục III nói trên được quyền liên hệ với các cấp có thẩm quyền lập thủ tục để công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

VII. Nghĩa vụ thối trả do chênh lệch về tài sản được nhận so với giá trị kỷ phần thừa kế giữa những người trong diện thừa kế với nhau cũng như với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án như sau:

1. Buộc bà Phan Thị Gọn phải có nghĩa vụ thối trả cho ông Võ Văn Lượm số tiền 31.441.562 đồng (ba mốt triệu bốn trăm bốn mốt ngàn năm trăm sáu hai đồng).

2. Buộc bà Trần Thị Lý, ông Trần Văn Số, bà Trần Thị Rau, ông Trần Văn Đức đồng có nghĩa vụ thối trả cho ông Võ Văn Lượm 2.876.976 đồng (hai triệu hai trăm tám mốt ngàn bảy trăm sáu ba đồng).

3. Buộc bà Phan Thị Do phải có nghĩa vụ trả cho bà Bốn số tiền 9.227.871 đồng (chín triệu hai trăm hai bảy ngàn tám trăm bảy mốt đồng).

4. Buộc bà Phạm Thị Lặn, bà Phạm Thị Lội, bà Phạm Thị Tâm, bà Phạm Thị Chi, bà Phạm Thị Trước, bà Phạm Thị Em, bà Phạm Thị Beo đồng phải có nghĩa vụ thối trả cho bà Bốn số tiền 9.065.475 đồng (chín triệu tám trăm năm tư ngàn không trăm bốn bảy lăm đồng).

Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, điều kiện thi hành án và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 17-5-2005 các nguyên đơn là bà Phan Thị Do và bà Phan Thị Bốn có đơn kháng cáo với nội dung: cha mẹ các bà đã cho bà Gọn 300 m2 đất, nhưng năm 2001 bà Gọn đã bán cho ông Trương Công Định 310 m2 trên đất đang có tranh chấp, anh Lượm (con riêng của ông Sau) lại xây nhà, nhưng Toà án buộc các bà phải thanh toán giá trị tài sản cho anh Lượm là không thoả đáng. Ngoài ra, việc Toà án chia cho bà Gọn 815m2 đất không có trong chứng thư kiến điền đứng tên cố Phan Văn Định (ông nội của bà Do, bà Bốn, bà Gọn) là không đúng và Toà án còn chia cho bà Gọn 400,40 m2 đất mặt đường lớn là không công bằng.

Ngày 17-5-2005 bị đơn là bà Phan Thị Gọn kháng cáo không đồng ý với toàn bộ quyết định của bản án dân sự sơ thẩm.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 44 ngày 26-7-2005, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng căn cứ vào khoản 1 Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự quyết định:

Không chấp nhận kháng cáo của các nguyên đơn và kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Gọn khiếu nại cho rằng đất 03 sào 60 thước trong chứng thư kiến điền, thửa số 14 mang tên cố Phan Văn Định (cha của cụ Danh) do Ty Điền địa cấp ngày 24-9-1963 là 360m2, nhưng Toà án lại xác định 1.700m2 là không đúng. Như vậy, Toà án đã xác định cả đất của gia đình bà là di sản thừa kế của cụ Danh, cụ Lựu để chia thừa kế là không đúng.

Tại Quyết định số 54/2006/DS-KN ngày 10-4-2006, Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, huỷ bản án
dân sự phúc thẩm nêu trên và huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 02/2005/DSST
ngày 12-5-2005 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật với nhận định:

“Tài sản chung của vợ chồng cụ Phan Danh và cụ Trần Thị Lựu gồm có một ngôi nhà cấp 4 có diện tích 60 m2 trên 3 sào 60 thước đất (theo chứng thư kiến điền ngày 24-9-1963). Cụ Danh và cụ Lựu có 5 người con là:

1. Bà Phan Thị Giỏi (chết năm 1993). Bà Giỏi có 7 người con là: Bà Trần Thị Lý, ông Trần Văn Số, ông Trần Văn Nhàn, bà Trần Thị Lá, bà Trần Thị Rau, ông Trần Văn Đức, ông Trần Văn Quý.

2. Bà Phan Thị Dắn (chết năm 2004). Bà Dắn có 7 người con là: bà Phạm Thị Lội, bà Phạm Thị Lặn, bà Phạm Thị Tâm, bà Phạm Thị Trước, bà Phạm Thị Chi, bà Phạm Thị Em, bà Phạm Thị Beo.

3. Bà Phan Thị Bốn.

4. Bà Phan Thị Gọn.

5. Bà Phan Thị Do.

Năm 1989 cụ Lựu chết, nhà đất do cụ Danh quản lý. Ngày 28-6-1994 cụ Danh chết, nhà đất do vợ chồng bà Gọn quản lý. Ngày 11-6-2004 bà Bốn, bà Do khởi kiện yêu cầu chia thừa kế nhà đất của cụ Danh, cụ Lựu theo pháp luật và ngày 16-8-2004 bà Bốn, bà Do nộp dự phí án phí. Do cụ Lựu chết năm 1989 nên đối với phần di sản của cụ Lựu là nhà đất, khi có yêu cầu chia thừa kế, được coi là giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991. Trong vụ án này lại có ông Trần Văn Nhàn, bà Trần Thị Lá, ông Trần Văn Quý là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, là người Việt Nam đã nhập quốc tịch Canada. Lẽ ra, theo khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì Toà án cấp sơ thẩm chưa được thụ lý giải quyết, vì là tranh chấp về giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01-7-1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia. Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm vẫn thụ lý và đưa vụ án ra xét xử là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”.

Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

XÉT THẤY:

Vợ chồng cụ Phan Danh và cụ Trần Thị Lựu có 5 người con gồm:

1. Bà Phan Thị Giỏi (chết năm 1993). Bà Giỏi có 7 người con gồm: Bà Trần Thị Lý, ông Trần Văn Số, ông Trần Văn Nhàn, bà Trần Thị lá, bà Trần Thị Rau, ông Trần Văn Đức, ông Trần Văn Quý.

2. Bà Phan Thị Dắn (chết năm 2004). Bà Dắn có 7 người con gồm: Bà Phạm Thị Lội, bà Phạm Thị Lặn, bà Phạm Thị Tâm, bà Phạm Thị Trước, bà Phạm Thị Chi, bà Phạm Thị Em, bà Phạm Thị Beo.

3. Bà Phan Thị Bốn.

4. Bà Phan Thị Gọn.

5. Bà Phan Thị Do.

Tài sản chung của vợ chồng cụ Phan Danh và cụ Trần Thị Lựu là nhà đất. Năm 1989 cụ Lựu chết, nhà đất do cụ Danh quản lý. Ngày 28-6-1994 cụ Danh chết, nhà đất do vợ chồng bà Gọn quản lý. Ngày 11-6-2004 bà Bốn, bà Do khởi kiện yêu cầu chia thừa kế nhà đất của cụ Danh, cụ Lựu theo pháp luật và
ngày 16-8-2004 bà Bốn, bà Do nộp dự phí án phí. Do cụ Lựu chết năm 1989 nên đối với phần di sản của cụ Lựu là nhà đất, khi có yêu cầu chia thừa kế, được coi là giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991. Trong vụ án này có anh Trần Văn Nhàn, chị Trần Thị Lá, anh Trần Văn Quý (là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) là người Việt Nam định cư ở nước ngoài từ
năm 1981. Theo quy định khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10
ngày 20-8-1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và theo hướng dẫn tại mục 2 Phần II Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25-1-1999 của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội”, thì trong trường hợp cụ thể này, khi chưa có chính sách của Nhà nước đối với loại giao dịch dân sự mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia, Toà án cấp sơ thẩm không được thụ lý và phải trả lại đơn khởi kiện cho đương sự. Việc Toà án cấp sơ thẩm thụ lý và giải quyết vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Sau khi xét xử sơ thẩm bà Do, bà Bốn, bà Gọn kháng cáo, lẽ ra Toà án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào các quy định tại Nghị quyết và Thông tư liên tịch nêu trên, huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 02/2005/DS-ST ngày 12-5-2005 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng và trả lại đơn khởi kiện cho đương sự mới đúng. Việc Toà án cấp phúc thẩm vẫn xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm cũng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Tuy nhiên, ngày 27-7-2006 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1037/2006/UBTVQH11 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và Nghị quyết trên có hiệu lực kể từ ngày 01-9-2006; do đó, sau khi thụ lý lại vụ án Toà án cấp sơ thẩm không trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện mà sẽ tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung đúng với quy định tại Nghị quyết trên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các quy định khác của pháp luật.

Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự;

QUYẾT ĐỊNH:

1. Chấp nhận kháng nghị số 54/2006/DS-KN ngày 10-4-2006 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 44 ngày 26-7-2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và bản án dân sự sơ thẩm số 02/2005/DS-ST ngày 12-5-2005 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã xét xử vụ án về tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là bà Phan Thị Do và bà Phan Thị Bốn với bị đơn là bà Phan Thị Gọn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

2. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng giải quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

____________________________________________

- Lý do huỷ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm:

Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm thụ lý và tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

- Nguyên nhân dẫn đến việc huỷ các bản án sơ thẩm và phúc thẩm:

            Thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật về giải quyết các tranh chấp dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991, có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

Liên kết Xem thêm:

Công ty luật - Luật sư - Ly hôn - thủ tục ly hôn - sang tên sổ đỏ - tư vấn luật đất đai - tư vấn luật lao động - ly hôn đơn phương

Giấy phép xây dựng , Thủ tục xin giấy phép xây dựng, xin cấp giấy phép xây dựng, Xin giấy phép xây dựng

 Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sản

Dịch vụ kế toán Tp. Hồ Chí Minh

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân