Luật sư Trần Thị Thúy Hằng: "cháu bé bị điện ở máy ATM giật chết"
Trong vụ cháu Châu Linh Uyên – học sinh lớp 4 bị chết bên máy ATM của Ngân hàng Agribank tại thành phố Hồ Chí Minh, dư luận đang rất quan tâm và mong chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Trong vụ việc này để Cơ quan điều tra có quyết định khởi tố vụ án hay không cũng như để xác định được trách nhiệm của những người có liên quan thì phải xác định được nguyên nhân gây ra cái chết cho cháu bé, có phải cháu chết do bị điện giật hay không? Nếu đúng cháu chết do bị điện giật từ máy ATM thì còn cần phải xác định được nguyên nhân gây rò điện để xác định trách nhiệm của từng cá nhân trong vụ án này.

Trong vụ cháu Châu Linh Uyên – học sinh lớp 4 bị chết bên máy ATM của Ngân hàng Agribank tại thành phố Hồ Chí Minh, dư luận đang rất quan tâm và mong chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Trong vụ việc này để Cơ quan điều tra có quyết định khởi tố vụ án hay không cũng như để xác định được trách nhiệm của những người có liên quan thì phải xác định được nguyên nhân gây ra cái chết cho cháu bé, có phải cháu chết do bị điện giật hay không? Nếu đúng cháu chết do bị điện giật từ máy ATM thì còn cần phải xác định được nguyên nhân gây rò điện để xác định trách nhiệm của từng cá nhân trong vụ án này.

      Đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây ra cái chết cho cháu uyên, nhưng giả thiết nếu cháu chết do bị điện giật từ máy ATM thì có rất nhiều căn cứ để cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Theo quan điểm của chúng tôi có căn cứ để khởi tố vụ án “ thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” được quy định tại điều 285 Bộ luật hình sự. Đối với loại tội này thì chủ thể thực hiện là người có chức vụ, quyền hạn, người được giao trách nhiệm nhưng vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, hậu quả này nằm ngoài mong muốn của chủ thể.

      Trong trường hợp này để xác định được trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cũng như mỗi cá nhân có liên quan cần phải làm rõ cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ của Ngân hàng Agribank, bộ phận nào chịu trách nhiệm về việc lắp đặt cũng như quản lý, bảo dưỡng, kiểm tra máy ATM này cũng như ai là người được giao nhiệm vụ trực tiếp? Việc lắp đặt, quản lý máy ATM do 1 bộ phận chuyên môn của Ngân hàng chịu trách nhiệm thực hiện hay do Ngân hàng thuê một đơn vị độc lập khác? Tuy nhiên trong trường hợp nào thì trước hết Ngân hàng là chủ sở hữu của tài sản này vẫn phải là đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhận. Sau đó làm rõ mức độ lỗi của mỗi cá nhân, tổ chức liên quan để cùng chịu trách nhiệm liên đới.

      Tuy nhiên về trách nhiệm hình sự theo quy định thì chủ thể phải là cá nhân cụ thể. Vì vậy việc xác định đơn vị nào chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý máy ATM, người đứng đầu cơ quan đó và người được giao nhiệm vụ trực tiếp là căn cứ để xác định được trách nhiệm cụ thể của từng người cũng như mức độ thiếu trách nhiệm của họ.

      Người chịu trách nhiệm trực tiếp và đơn vị quản lý máy ATM phải là có trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm tra, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng cũng như cho bất kỳ 1 người nào khác, nhất là khi vật này lại để ngoài trời, nơi công cộng mà ai cũng có thể động trạm vào thì yêu cầu về độ an toàn phải là vấn đề quan trọng nhất. Nhưng thực tế máy ATM này đã không hề an toàn và hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra. Hơn nữa thực tế cho thấy không chỉ riêng 1 máy ATM này bị rò điện mà còn hàng chục máy khác. Vậy trách nhiệm kiểm tra, đảm bảo sự an toàn của chủ sở hữu, của đơn vị quản lý và đặc biệt là của người được phân công ở đâu? Họ đã thực hiện nhiệm vụ của mình như thế nào? Họ đã làm tròn trách nhiệm của mình chưa? Việc kiểm tra độ an toàn cho các máy được tiến hành ra sao? Nếu họ đã làm hết trách nhiệm thì hậu quả có xảy ra không? Nếu họ đã làm tròn trách nhiệm thì có thể xảy ra hiện tượng hàng chục máy ATM khác cũng bị rò điện hay không? Chưa có kết luận chính thức nhưng rõ ràng việc máy ATM bị rò điện không phải do nguyên nhân khách quan, thiên tai hỏa hoạn…cũng không phải do bị một người nào khác phá hoại vậy trách nhiệm của những người liên quan phải được đặt ra. Có thể nguyên nhân gây rò điện là do tác động của thời gian…thì người được giao phụ trách phải có trách nhiệm kiểm tra và khắc phục sự cố này. Nhưng thực tế sự cố không được phát hiện, không được xử lý và hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra và còn hàng chục máy khác cũng không đảm bảo an toàn như vậy.

      Vì  vậy chúng tôi thấy có đủ căn cứ để khởi tố vụ án “ thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong” theo điều 285 nếu nguyên nhân gây ra cái chết cho cháu bé thực sự vì điện giật từ máy ATM, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có kết luật chính thức và xử lý để đời sống xã hội được an toàn hơn, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc tương tư.

Luật sư  Trần Thị Thúy Hằng

Công ty Luật  Đại Việt


Full name
Email
Content
Verify comfirm code
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên