Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Góp ý dự thảo Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các quốc gia hiện nay, hòa với xu thế đó Việt Nam đã gia nhập rất nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế như : Asean, Asem, Apec và gần đây nhất là tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO).

 

 
 Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều thời cơ và không ít những thách thức. Vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp là vấn đề thiếu thông tin về thị trường, về đối tác khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa và không am hiểu pháp luật trong nước,pháp luật các quốc gia có giao kết kinh doanh.Song song đó doanh nghiệp lại chưa có thói quen sử dụng tư vấn pháp luật, ngại chi phí phát sinh trong kinh doanh do các doanh nghiệp chưa lường trước được các hậu quả phát sinh trong hợp đồng khi thiếu tư vấn pháp lý và lực lượng luật sư tư vấn không đủ năng lực để tư vấn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu. Do đó việc xây dựng và đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo chúng tôi là việc làm hết sức cần thiết và bức bách trong tình hình hiện nay mà lẽ ra văn bản này phải được ban hành ngay từ những năm đất nước đổi mới, cải cách kinh tế định hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc xây dựng Nghị định này cũng còn nhiều quan điểm khác nhau, có ý kiến đồng thuận và cũng có ý kiến chưa đồng thuận, đối với quan điểm không đồng thuận  thì vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tự lo và nhà nước không thể kham hết những vấn đề của doanh nghiệp được và ý kiến không đồng thuận còn bao gồm một số nội dung dự kiến hỗ trợ cho doanh nghiệp. Những trăn trở đó không phải là không có nguyên do nhưng chúng tôi lại ủng hộ quan điểm đồng thuận và cho rằng nhà nước phải có trách nhiệm với doanh nghiệp và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong những điều kiện có thể, vì sự thành công của các doanh nghiệp chính là sự thành công của đất nước và sự thất bại của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ số phát triển kinh tế của quốc gia.

Ban soạn thảo Nghị định cũng đã rất cố gắng để hình thành dự thảo về những nội dung cơ bản đã được hình thành nhưng về tổng thể cần phải xem xét lại, về cấu trúc các điều khoản, về nội dung trong các điều khoản, về nội dung trong Nghị định cần phải  bố trí lại và bổ sung cho phù hợp . Chúng tôi xin có một số góp ý như sau :

1)-Về đối tượng điều chỉnh của Nghị định : 

Theo dự thảo (điều 1) có hai nhóm đối tượng, nhóm thứ nhất là nhóm thực hiện việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bao gồm các cơ quan nhà nước ( Bộ ngành, UBND các tỉnh Thành phố trực thuộc) và nhóm thứ hai là nhóm thụ hưởng bao gồm cá nhân tổ chức kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp).Quy định này còn hai ý kiến khác nhau là (1) có cần quy định nhóm thứ nhất hay không và nhóm thứ hai nên mở rộng cả Hiệp hội ngành nghề.

Về vấn đề này theo chúng tôi trong phần quy định về đối tượng điều chỉnh của Nghị định này không cần quy định nhóm thứ nhất giống như các văn bản luật khác và chỉ quy định nhóm thứ hai là nhóm thụ hưởng là đủ, và nhóm này chỉ có : “ Mọi chủ thể đang hoạt động sản xuất kinh doanh, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô, lĩnh vực và ngành nghề hoạt động“ và không nên mở rộng đến các Hiệp hội ngành nghề vì xét về vai trò của các Hiệp hội trong việc hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp thì các Hiệp hội lại thuộc nhóm cùng với các cơ quan quản lý nhà nước tham gia thực hiện việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chứ không phải nhóm thụ hưởng hỗ trợ pháp lý.Theo chúng tôi để làm rõ trách nhiệm và nâng cao vai trò của các Hiệp hội cần quy định một điều khoản riêng biệt ( tách ra từ điều 6 của dự thảo ) về “ nhiệm vụ của  Hiệp hội ngành nghề trong việc thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

2)-Về cán bộ pháp chế doanh nghiệp hay cố vấn pháp lý doanh nghiệp : 

Việc sử dụng pháp chế trong doanh nghiệp hiện nay rất hạn chế, chỉ có một số Tổng công ty nhà nước có quy mô lớn thì mới có biên chế chức danh pháp chế hay một số doanh nghiệp dân doanh lớn thì sử dụng cố vấn pháp lý doanh nghiệp qua hình thức hợp đồng với Luật sư. Đối với quy định pháp luật về doanh nghiệp thì việc bố trí pháp chế doanh nghiệp là quy chế mở muốn bố trí hay không bố trí là quyền của các doanh nghiệp nhưng theo chúng tôi vai trò pháp chế doanh nghiệp hiện nay hết sức quan trọng, tuy lực lượng này hiện không chuyên sâu về pháp lý như luật sư nhưng nếu có pháp chế doanh nghiệp thì những quy định cơ bản về hình thức và các nội dung cơ bản của hợp đồng thì có thể an toàn.

Theo điều 14 của dự thảo chỉ quy định trách nhiệm đối với bộ phận pháp chế của bộ ngành :tổ chức pháp chế thuộc các bộ và cơ quan chuyên môn được củng cố và kiện toàn ; người đứng đầu các bộ và địa phương phải đảm bảo biên chế của các tổ chức pháp chế ; quy địnhcác bộ ngành xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức và biên chế của tổ chức pháp chế thuộc bộ ngành và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh còn các doanh nghiệp thì sao dự thảo không đề cập đến trong khi nội dung của Nghị định này quy định việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.Do đó theo ý kiến của chúng tôi thông qua Nghị định này cần quy định “ các doanh nghiệp phải bố trí cán bộ pháp chế doanh nghiệpvà sử dụng tư vấn pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh “nhằm tăng cường thêm các quy định pháp luật về quản trị doanh nghiệp hiện nay tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động ngày càng tốt hơn như Nghị định 86/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ ; Nghị định 87/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ; Nghị định 96/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ luật Lao động về Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệpchứ không “ và có thể quy định ngay trong điều 1 của Nghị định như sau :

“ Các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình hoạt động, ngành nghề lĩnh vực hoạt động được nhà nước hỗ trợ pháp lý theo quy định của Nghị định này và có nghĩa vụ phải bố trí nhân sự làm công tác pháp chế doanh nghiệp và sử dụng tư vấn pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh “
Việc quy định như trên có các ý nghĩa sau :

(1) Quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện công tác pháp chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

(2) Tạo ra cơ chế quy định để Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên các công ty xem xét việc bố trí chức danh pháp chế doanh nghiệp khi không có sự đồng thuận cao trong tập thể.

(3) Có cơ sở pháp lý để thanh toán chi phí luật sư tư vấn nhất là đối với các hợp đồng có chi phí thù lao lớn hiện nay rất khó được các cơ quan thuế chấp nhận khi quyết toán thuế hàng năm.

3)-Các nội dung và biện pháp thực hiện việc hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp : 

Theo dự thảo 03/07/2007 quy định trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật (Điều 5,6,7,8 và 9) thể hiện có bốn nội dung hỗ trợ cho doanh nghiệp là (1) Cung cấp pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp (2) bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp (3) giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về nội dung các quy định của doanh nghiệp (4) Tiếp nhận, xử lý những thắc mắc, kiến nghị và định kỳ tổ chức đối thoại  với doanh nghiệp.Theo chúng tôi có nội dung cần mở rộng so với dự thảo nhưng có nội dung không nên thực hiện.

(3.1) Về việc cung cấp pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp : 

Nội dung này chúng tôi rất tán thành, vì hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được quy định rải rác ở tùng bộ ngành, để tập hợp được đầy đủ các văn bản pháp luật là vấn đề hết sức khó khăn.Song song đó muốn tìm được văn bản đã được ban hành và có hiệu lực nhanh chóng  thì hết sức khó khăn ngay tiến độ in ấn phát hành Công báo chính phủ cũng rất chậm.

Theo dự thảo 1 (điều 7) chính phủ sẽ đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật kinh doanh quốc gia và duy trì cho các doanh nghiệp khai thác sử dụng miễn phí nhưng đến dự thảo lần 2 thì việc hỗ trợ thông tin pháp luật cho doanh nghiệp được quy định tại (điều 5) được thực hiện thông qua trang website của các bộ ngành và địa phương, thực tế trên các trang websites của bộ ngành và các địa phương chưa có một nội dung dành riêng cho doanh nghiệp và các văn bản pháp luật của doanh nghiệp hết sức tản mạn . Do đó về vấn đề này chúng tôi xin kiến nghị một trong hai giải pháp :

(1) Nên xem xét lại việc xây dựng một website riêng cho doanh nghiệp Việt Nam như thế sẽ chuyên sâu hơn và chính phủ có thể giao cho một bộ ngành thực hiện như Bộ Tư pháp hoặc Bộ Kế hoạch đầu tư hay Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, vấn đề được đặt ra là trang website Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cần được xây dựng như thế nào để đảm bảo hài hòa về tính thẩm mỹ, tính khoa học, tính tiện dụng và tính kịp thời đáp ứng được sự mong mỏi của các doanh nghiệp.

(2) Nếu vẫn để bộ ngành thực hiện theo dự thảo thì cần quy định các bộ ngành xây dựng một chuyên trang pháp luật doanh nghiệp trên từng trang website của bộ ngành hoặc địa phương thì mới thể hiện được tính mới, tính hiệu quả, tính thiết thực của Nghị định này.

Về nội dung cho cả hai giải pháp là theo chúng tôi là không chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp về pháp luật kinh doanh của Việt Nam mà cần mở rộng nguồn pháp luật của các quốc gia khác ; các điều ước quốc tế ; các tập quán thương mại và kể cả các cam kết khi Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại quốc tế và các Hiệp định song phương về kinh tế, thương mại mà Việt Nam ký kết.
 
2)-Về việc cung cấp thông tin kinh doanh khác cho doanh nghiệp   
Như đã phân tích phần trên ngoài việc không am hiểu pháp luật Việt Nam và các nước, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu cả thông tin về kinh doanh bao gồm thông tin về các đối tác trong và ngoài nước ; thông tin về thị trường cũng có quan điểm cho rằng nhóm thông tin này không thuộc nhóm hỗ trợ về pháp lý doanh nghiệp nên không quy định vào Nghị định này.Theo cách chúng tôi tiếp cận có thể xét về lĩnh vực thì những thông tin này không thuộc nhóm thông tin pháp lý nhưng xét về mối quan hệ các thông tin thì nó vẫn liên quan đến pháp lý như thông tin về đối tác kinh doanh để xem xét mức vốn của đối tác, thẩm quyền của người ký kết hợp đồng để đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng. Song song đó chúng tôi vẫn chưa tìm được văn bản quy định trách nhiệm hỗ trợ nguồn thông tin này cho các doanh nghiệp và các nguồn lưu trữ khai thác các thông tin này hiện nay rất hạn chế ; và thông thường muốn được cung cấp những thông tin cơ bản này thì doanh nghiệp vẫn phải mất chi phí.

Do đó chúng tôi đề nghị quy định bổ sung cung cấp thêm cho doanh nghiệp những thông tin khác là thông tin về đối tác và thị trường. Cách thực hiện thì kết hợp với trang thông tin cơ sở dữ liệu pháp luật kinh doanh quốc gia hay gắn vào nội dung chuyen trang pháp luật doanh nghiệp của các bộ ngành và địa phương để phát triển và cập nhật cho các doanh nghiệp khai thác sử dụng.
 
(3) Về vấn đề bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp :

 Đây là vấn đề hết sức thiết thực đối với chủ sở hữu, người quản lý và cán bộ doanh nghiệp hiện nay.Vì sự thành bại của hợp đồng kinh doanh xuất phát từ sự am hiểu pháp luật của cả ba nhóm đối tượng này, nếu cả ba đối tượng này đều có một kiến thức pháp luật nhất định thì sẽ hạn chế rất nhiều sự vô hiệu của hợp đồng kinh doanh, sự mất thời hiệu khởi kiện của một vụ tranh chấp, sự chặt chẻ trong các chứng thư giao dịch trong hợp đồng . . . . . Để có thể làm tốt hoạt động hỗ trợ này theo chúng tôi trước tiên cần xây dựng một đội ngũ báo cáo viên, giảng viên có lý luận pháp luật tốt nhưng phải có thực tiễn pháp luật về doanh nghiệp và nội dung bồi dưỡng cho các đối tượng này cần tập trung cho những vấn đề thiết thực đối với doanh nghiệp như các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các nội dung của các hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ ; Việt Nam – Hàn Quốc . . . . .vì có tiếp cận được những cam kết mới nắm được lộ trình mở cửa nhóm ngành nghề đầu tư, lộ trình tăng vốn đầu tư, lộ trình được lựa chọn đối tác , được mở rộng các hành vi kinh doanh. . . .để xây dựng được kế hoạch hợp tác đầu tư với đối tác nước ngoài, nắm được lộ trình cắt giảm thuế để xây dựng chiến lược giá thành, nắm được nội dung quy định trong các Hiệp định thương mại để có làm đúng các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa được hưởng các thuế suất ưu đãi.  

Do đó cần xem xét quy định bổ sung mở rộng dự thảo điều 6 về việc biên soạn, xuất bản tài liệu giới thiệu triển khai văn bản quy phạm pháp luật cho doanh nghiệp sẽ bao gồm cả các cam kết hội nhập của Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế quốc tế ( WTO ; ASEAN; ASEM; APEC ) và các Hiệp định thương mại song phương ( Hoa kỳ - Nhật Bản – Hàn Quốc . . . .) và nên quy định bổ sung mở rộng nội dung điều 7 của dự thảo về đào tạo nguồn báo cáo viên chi tiết hơn.
 
(4) Việc tiếp nhận, xử lý những thắc mắc, kiến nghị và định kỳ tổ chức đối thoại  với doanh nghiệp 

Nền kinh tế của nước ta chuyển đổi từ cơ chế kinh tế quản lý tập trung bao cấp sang nền kinh tế mở nên sự nhận thức trong quản lý nhà nước chưa chuyển kịp và chưa đồng bộ song song đó hệ thống pháp luật nước ta cũng chưa hoàn thiện, còn bất cập khập khiểng nên quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, ách tắc và họ trông chờ vào Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam; vào các Hiệp hội ngành nghề tổng hợp những khó khăn kiến nghị cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.Do đó việc tiếp nhận, xử lý những thắc mắc, kiến nghị là điều mà doanh nghiệp cần và cũng chính là niềm tin của doanh nghiệp đối với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và nhà nước.Theo chúng tôi trong Nghị định cần quy định nội dung như sau :

“ Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội ngành nghề phải tập hợp những khó khăn của doanh nghiệp về thuế, về đất đai, về chính sách tài chính, về điều kiện cơ sở hạ tầng, về điện, về nước, về môi trường. . . . để phản ảnh kịp thời với nhà nước có kế hoạch tháo gở ách tắc cho doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.”     

Để thực hiện tốt việc hỗ trợ trên theo chúng tôi cần quy định trong Nghị Định như sau :

“ Tổ chức các buổi đối thoại giữa các doanh nghiệp với Chính phủ, với UBND các tỉnh, với các bộ ngành định kỳ nhiều lần trong năm để trực tiếp tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp

“ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời những kiến nghị của doanh nghiệp, của Hiệp hội các ngành nghề chậm nhất trong thời gian 10 ngày đối với những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các quyết định hành chính có liên quan đến doanh nghiệp ” 

Những đề xuất quy định trên có các ý nghĩa sau :

(1) Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải chấp nhận tổ chức các cuộc đối thoại với các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi chính phủ đại diện doanh nghiệp có thỉnh cầu.

(2) Nâng cao vai trò của Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội ngành nghề trong việc thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp .

(3) Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phải nhanh chóng trả lời các thỉnh cầu của doanh nghiệp hay các tổ chức phi chính phủ đại diện doanh nghiệp.
5) Về việc giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về nội dung các quy định của pháp luật 

Trong việc giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp chúng ta cần phân biệt ra hai nội dung khác nhau :   

1)-Giải đáp thắc mắc một vấn đề cụ thể nghiệp vụ liên quan và do chính cơ quan đó giải quyết trực tiếp vấn đề thắc mắc đó với doanh nghiệp

Thí dụ : về thuế do Tổng cục thuế trả lời ; về lao động do Bộ Lao động thương binh xã hội trả lời ; về thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan trả lời ; về thủ tục đăng ký kinh doanh do Bộ kế hoạch đầu tư trả lời nó mang ý nghĩa áp dụng pháp luật thực tiễn nhiều hơn thì không có vấn đề gì theo chúng tôi là nên quy định điều chỉnh cụ thể về thời gian trả lời cho doanh nghiệp là bao nhiêu ngày, nếu doanh nghiệp hiểu và thông suốt thì cứ thực hiện theo sự hướng dẫn,giải đáp đó, còn theo doanh nghiệp là chưa đúng thì cứ việc kiện ra Tòa giải quyết theo thẩm quyền.

2)-Giải đáp thắc mắc một vấn đề cụ thể nhưng do cơ quan khác giải quyết 

Thí dụ như Bộ Tư pháp hay bộ ngành nào đó giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về nội dung các quy định của pháp luật để doanh nghiệp đi thưa kiện thì theo chúng tôi cần nên xem lại và vấn đề này còn hai quan điểm  khác nhau, có quan điểm cho rằng không nên thực hiện  vì văn bản giải đáp này không có giá trị áp dụng mà chỉ có giá trị tham khảo, còn theo quan điểm đồng thuận ủng hộ thì nên thực hiện để doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước liên quan có thêm một nguồn thông tin tham khảo, có cơ sở xem xét liên quan đến vụ việc. 

Theo quan điểm của chúng tôi thì không nên thực hiện nội dung này vì những lẽ sau :

5.1-Thẩm quyền giải thích luật là của Quốc Hội

Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về nội dung các quy định của pháp luật được hiểu như thế nào ? có phải là giải thích pháp luật không ? nếu được hiểu là giải thích pháp luật thì thuộc thẩm quyền của Quốc Hội không phải là của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. 

5.2-Tạo thêm sự rối rắm từ văn bản chỉ có giá trị tham khảo : 

Trình độ hiểu biết và nhận thức pháp luật của doanh nghiệp khác nhau, nếu giá trị văn bản tham khảo được tiếp cận và tham khảo đúng nghĩa thì việc tìm tranh cải nhận thức đến chân lý đúng rất thuận lợi nhưng nếu suy nghĩ bảo thủ dùng nó làm căn cứ để kiện cáo thì nó sẽ rất rối rắm cho các cơ quan nhà nước.

5.3-Làm sút giảm đi uy tín của cơ quan cung cấp ý kiến hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật theo yêu cầu của doanh nghiệp

Nếu cơ quan giải quyết vụ việc liên quan có quan điểm khác với quan điểm của các cơ quan đó giải đáp thắc mắc pháp luật và khi các cơ quan này ra quyết định giải quyết vụ việc trái ngược với các văn bản đó giải đáp thắc mắc pháp luật nhiều lần lập đi lập lại,thì uy tín của các cơ quan giải đáp thắc mắc pháp luật theo yêu cầu của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút (tuy chân lý đúng chưa chắc thuộc về các cơ quan ra quyết định giải quyết vụ việc)./.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động

(Dân trí)-Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài

(Dân trí)-Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần

(Dân trí)-Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại

(Dân trí)-Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn

(Dân trí)-Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng

(Dân trí)-Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.


Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân