doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
XÉT HỎI HAY TRANH TỤNG?
Trong Nghị quyết VIII, ngày 02 tháng 01 năm 2002, của Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, có đoạn nói: “Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định…”.  

Để đáp ứng được những đòi hỏi trên đây, cần phải có sự thay đổi trình tự, cách xét hỏi, tranh tụng và cách đánh giá chứng cứ đã được vận hành trong các phiên toà trước đây. Việc xét hỏi tại các phiên toà hình sự lâu nay thường diễn ra theo trình tự như sau: Chủ toạ phiên toà xét hỏi toàn bộ các chứng cứ, tình tiết của vụ án. Tiếp đến là các Hội thẩm nhân dân. Công tố viên hỏi về những vấn đề mà bị cáo phủ nhận tội của họ. Bào chữa viên hỏi về những vấn đề có lợi cho người được họ bảo vệ. Trình tự xét hỏi trên đây bộc lộ một số nhược điểm: Chủ toạ phiên toà trở thành người độc diễn trong xét hỏi, trở thành người có trách nhiệm phải chứng minh việc buộc tội hay việc bào chữa. Điều này gây cho những người tham gia tố tụng, những người tham dự phiên toà có ấn tượng là toà thiếu khách quan. Hiện tượng bao sân của Chủ toạ phiên toà khiến người tham dự dễ dàng biết được Toà đã nghiêng về phía nào. Điều này là tối kỵ vì nó làm xói mòn lòng tin của quần chúng vào tính khách quan, không thiên vị của Toà.

Sẽ là hợp lý hơn khi Toà – chủ toạ phiên toà trở lại đúng vị trí của mình là người điều khiển, người chủ toạ phiên toà, là người cầm chịch việc xét hỏi, hướng cho những người xét hỏi đi đúng trọng tâm, đúng những vấn đề cần hỏi mà không lạc đề.

Sau khi Công tố viên đọc xong bản luận tội, Chủ toạ phiên toà cần hỏi ngay bị cáo là có thừa nhận hay phủ nhận, lý do của việc thừa nhận hay phủ nhận hành vi phạm tội đã bị cáo buộc.

Tiếp đó là để cho Công tố viên và bào chữa viên hỏi dưới sự điều khiển của Chủ toạ phiên toà. Chủ toạ phiên toà có thể bác bỏ những câu hỏi lạc đề, câu hỏi mớm cung, câu hỏi mang tính chất giải thích dài dòng, câu hỏi xâm phạm đến nhân cách, đời tư, mang tính thoá mạ v.v…

Việc xét hỏi tại Toà do vậy phải được phía Công tố viên và bào chữa viên đảm nhiệm. Chủ toạ phiên toà và các hội thẩm chỉ hỏi những vấn đề chưa rõ mà thôi.

Giai đoạn xét hỏi được kết thúc khi uỷ viên công tố và những người bảo vệ không còn gì để hỏi nữa. Không nên hạn chế quyền đưa ra các câu hỏi, nếu câu hỏi mang nội dung làm sáng tỏ nội dung vụ án.

Có một thực tế, trong nhiều trường hợp khi Toà công bố bản án, những người tham dự phiên toà nhận thấy rằng việc tranh luận tại Toà không được phản ánh trong bản án. Có những đoạn, bản án lặp lại nguyên xi cách hành văn của bản cáo trạng.

Điều này gây cho quần chúng nhân dân có cảm giác là Toà đã có phán quyết trước khi đem nhau ra xét xử. Bản án đã được chuẩn bị sẵn trước rồi.

Để bảo đảm cho “việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà…” như Nghị quyết VIII của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã nêu ra, điều hợp lý là cần thực hiện đúng một số nguyên tắc trong tranh tụng tại Toà và đề ra một số yêu cầu phải tuân thủ khi viết bản án.

Có thể nêu ra một số điều sau đây làm nguyên tắc trong tranh luận tại Toà:

1. Bình đẳng trong tranh luận – Không lệ thuộc vào việc chứng cứ do ai cung cấp, chứng cứ nào được chứng minh là phù hợp với sự thật khách quan đều phải được Toà án chấp nhận.

2.Từ chối việc phản biện đồng nghĩa với việc chấp nhận sự phản biện – Công tố viên từ chối phản biện lại sự phản biện của luật sư đồng nghĩa với việc thừa nhận sự phản biện của luật sư là có căn cứ, cơ sở pháp lý.

3. Không nêu ra được chứng cứ để phản biện đồng nghĩa với việc chấp nhận sự biện luận – Công tố viên không có chứng cứ, không nêu ra được chứng cứ để phản biện lại lập luận, sự biện luận của luật sư đồng nghĩa với việc chấp nhận biện luận của luật sư. Ngược lại luật sư không có chứng cứ để phản biện lại việc buộc tội của Công tố viên, đồng nghĩa với việc chấp nhận lập luận buộc tội của Công tố viên.

4. Xem xét chứng cứ một cách toàn diện – Mọi chứng cứ đã được đưa vào hồ sơ vụ án và đã được đưa ra xem xét tại Toà (bao gồm chứng cứ buộc tội, vô tội, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ) đều phải được đưa ra tranh luận để chứng minh tính phù hợp với sự thật khách quan của nó.

Để tránh được tình trạng suy giảm lòng tin vào tính khách quan, không thiên vị của Toà án, nên có sự hướng dẫn và quy định thống nhất về các yêu cầu của bản án.

Người thẩm phán, chủ toạ có thể chuẩn bị trước, viết trước một phần của bản án. Đó là các phần thuộc về: căn cước lý lịch của bị cáo, bị hại, những người có nghĩa vụ quyền lợi có liên quan, tóm tắt diễn biến của vụ án theo cáo trạng và những vấn đề khác, trừ phần xem xét đánh giá chứng cứ và phần phán quyết của Toà.

Việc viết phần xem xét, đánh giá chứng cứ phải được thực hiện trong giai đoạn nghị án. Các chứng cứ được viết theo nhóm: chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ. Việc thừa nhận các chứng cứ nào, bác bỏ loại chứng cứ nào phải được Toà trình bày rõ các căn cứ pháp lý của nó.

Tính thuyết phục giáo dục cao của các phán quyết của bản án thể hiện ở chỗ là Toà đã xem xét và đánh giá toàn bộ các chứng cứ, không bỏ sót bất cứ chứng cứ nào, việc bác bỏ hay chấp nhận loại chứng cứ nào cũng đều có lập luận và căn cứ pháp lý rõ ràng.

Tóm lại cần phải mạnh dạn thay đổi cách xét hỏi độc diễn và tranh tụng hình thức trước đây. Quyền phán quyết là thuộc về Toà án nhưng trong quá trình xét hỏi cần thể hiện cho được tính dân chủ, trong tranh tụng phải thể hiện được tính bình đẳng giữa cơ quan tiến hành tố tụng và những người bảo vệ quyền lợi cho các người tham gia tố tụng.

SOURCE: BÁO DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân