Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
THỦ TỤC TỐ TỤNG: GIẰNG CO CỦA NHÂN TÌNH THẾ THÁI
Vi phạm về thủ tục tố tụng và đánh giá bản chất vụ án đã làm cho các bị cáo phải theo đuổi một hành trình tố tụng kéo dài tới 7 năm. Mặc dù mới được cho tại ngoại, nhưng chặng đường trước mắt của họ vẫn còn đầy cam go.  

Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Huỳnh Quốc Phú, Huỳnh Lê Vinh kết thúc vào chiều 14/01/2008 khi trời đã nhập nhoạng tối. Hội đồng xét xử đã đi đến quyết định hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân TPHCM (tuyên phạt Phú 18 năm tù, Vinh 4 năm tù), trong đó có nhận định về vi phạm thủ tục ở giai đoạn điều tra không tạo điều kiện cho luật sư tham gia tố tụng. Cả hai bị cáo sau khi Tòa phúc thẩm tuyên án, lầm lũi chuẩn bị vào lại Trại tạm giam, nhìn tôi ngơ ngác, như muốn hỏi: “Vụ án này còn kéo dài đến bao giờ nữa”? Theo đuổi hành trình tố tụng kéo dài gần 7 năm trời, có những lúc tưởng chừng tôi muốn buông xuôi vì sự giằng co của nhân tình thế thái, của đan xen giữa những lợi ích của các bên đương sự và cảnh tranh tối tranh sáng giữa vụ án hình chứa đựng trong đó nhiều yếu tố giao dịch dân sự.

Vụ án này được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố từ ngày 23/11/2001 về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó 2 lần các bị cáo đã phải vào trại tạm giam. Phiên tòa hình sự sơ thẩm đã qua 3 lần được quyết định đưa ra xét xử, nhưng sau đó hoãn lại, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Vấn đề mấu chốt liên quan đến việc xác định sự thật khách quan trong vụ án này chính là có sự khác nhau rất lớn giữa quan điểm buộc tội và gỡ tội, xác định quan hệ là tranh chấp dân sự – kinh tế hay là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Trong quan hệ mua bán xăng dầu và được ngân hàng VP Bank cung cấp các khoản tín dụng, Công ty TNHH Đại Tín Thành do Huỳnh Quốc Phú là Giám đốc đã có quan hệ tín dụng nhiều lần với rất nhiều giao dịch khác nhau với VP Bank. Liên quan đến vụ án hình sự này, Huỳnh Quốc Phú bị quy buộc chiếm đoạt của VP Bank 1.577.758.400 đồng, có liên quan các tài sản thế chấp gồm căn nhà và đất mang số 762, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh; 5 lô đất mà Huỳnh Quốc Phú mua của các hộ dân ở Xã Phước Hiệp, Huyện Củ Chi. Ngoài ra, Phú cùng với Huỳnh Lê Vinh, H.Đ.N còn bị quy buộc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 70.000 lít xăng dầu và 995.760.000 đồng của Incomex.

Điều đáng nói trong vụ án này không chỉ là việc xác định trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo chưa đủ căn cứ pháp lý như quá trình tranh tụng công khai tại các phiên tòa đã chứng minh, mà quan trọng hơn là cách thức các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành điều tra, truy tố, xét xử để lại nhiều băn khoăn, nhất là quá trình tố tụng bị kéo dài do một số vi phạm về thủ tục tố tụng và đánh giá bản chất vụ án. Trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 14/01/2008, một loạt các giao dịch dân sự đã được hoàn tất trước phiên xử, liên quan căn nhà 762 Xô Viết Nghệ Tĩnh và 5 thửa đất nông nghiệp, nên VP Bank đã rút một phần kháng cáo, càng cho thấy bản chất thật của vụ án liên quan đến trách nhiệm thực hiện các cam kết dân sự. Bản án phúc thẩm nói trên khi hủy án sơ thẩm, đã nhấn mạnh đến thiếu sót trong quá trình điều tra chưa bảo đảm quyền bào chữa của bị can.

Nhìn lại hoàn cảnh gia đình của các bị can những năm trước đó, trong tôi có cảm giác không yên. Hồ sơ của tôi còn lưu giữ lá thư viết tay với nét chữ nắn nót của bà Lê Thị Lẫm vào ngày 18/2/2003, khi đó đã 83 tuổi, mẹ ruột của Huỳnh Quốc Phú và Huỳnh Lê Vinh, sau khi trình bày những khó khăn để xin được thăm nuôi gặp mặt Phú không được, bà viết: “Thưa luật sư, bây giờ tôi chỉ biết cầu khẩn luật sư thôi. Tôi xin luật sư ở cương vị người có bổn phận giúp đỡ người dân thấp cổ bé miệng, luật sư là người cầm cán cân công lý vững vàng nhất, luật sư cần gặp mặt con tôi, vì luật sư có quyền ấy mà! Tại sao mãi đến nay luật sư vẫn chưa gặp được? Chẳng lẽ luật sư cũng bị điều tra viên cấm đoán sao? Xin luật sư cố xin làm sao vào được trại giam để gặp được Huỳnh Quốc Phú càng sớm càng tốt, vì hồ sơ kết thúc khá lâu rồi. Kính chào luật sư, cầu nguyện ơn trên trợ giúp luật sư biện tài vô ngại để làm phúc gỡ tội cho kẻ ngu ngốc như Phú, giao du với bạn xấu là lãnh họa vào thân”.

Sau khi được VKSND tối cao cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, ngày 01/4/2003, lần đầu tiên luật sư thuộc Văn phòng chúng tôi được tiếp xúc với Huỳnh Quốc Phú trong trại tạm giam sau khi kết thúc điều tra. Phú được tại ngoại sau khi VKSND tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố ra tòa, nhưng phải mất nhiều lần điều tra bổ sung nữa. Ở giai đoạn này, các cơ quan tiến hành tố tụng biết rõ đã có luật sư tham gia, nhưng chưa tạo điều kiện cho luật sư tham dự một buổi hỏi cung nào. Khi kết thúc điều tra bổ sung, TAND TPHCM đã dành một khoảng thời gian gần 2 năm cho phép các bên đương sự thỏa thuận thanh toán các khoản công nợ, nhưng không thành. Huỳnh Quốc Phú bị bắt tạm giam trở lại lần thứ hai, riêng Huỳnh Lê Vinh bị bắt lần đầu tiên cùng vào ngày 24/4/2006. Lòng của người mẹ vẫn không yên. Bà nhắn tôi phải cố gắng làm bản kiến nghị luật sư để chứng minh bản chất vụ án là những quan hệ giao dịch dân sự đã bị hình sự hóa. Thấu hiểu lòng bà, tôi nỗ lực làm bản kiến nghị 12 trang, gửi đến các cơ quan tiến hành tố tụng, và để bà có thể gửi cùng thư cầu cứu của mình đến lãnh đạo các cấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn chờ xét xử phúc thẩm, vào ngày 5/10/2007, bà Lê Thị Lẫm đột ngột mất đi vì tuổi cao sức yếu, không kịp nhìn thấy mặt 2 đứa con đang bị tạm giam trong trại tạm giam Chí Hòa. Đến bây giờ, thân nhân của Phú và Vinh hỏi tôi về đoạn văn ở trong bản án phúc thẩm ngày 14/01/2008 sau khi quyết định hủy án sơ thẩm, rằng: “Tiếp tục tạm giam các bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án” có ý nghĩa như thế nào? Tôi bỗng hình dung một chặng đường tố tụng cam go nữa sẽ đến, có thể thời hạn tạm giam mới sẽ được tính đến… May thay, khi bài báo này lên khuôn, chúng tôi nhận được tin Huỳnh Quốc Phú và Huỳnh Lê Vinh đã được cơ quan chức năng cho tại ngoại.

SOURCE: BÁO DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân