doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN SAU NGHIỆM THU
Cùng với việc tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), quy trình quản lý các đề tài/dự án trong quá trình nghiên cứu – triển khai (R&D) ở địa phương đã có nhiều cải tiến theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của các kết quả nghiên cứu (KQNC). Tuy nhiên xét về tổng thể, các quy trình quản lý này vẫn chưa hoàn thiện. Bởi lẽ, chúng ta chưa có mô hình và quy trình quản lý các KQNC sau nghiệm thu nên hiệu quả ứng dụng còn nhiều hạn chế, phạm vi ứng dụng các KQNC chưa được mở rộng. Mặt khác, sau quá trình đầu tư kinh phí cho hoạt động R&D, quyền lợi của Nhà nước và tác giả của các công trình nghiên cứu chưa được quan tâm, để đảm bảo thực thi theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.  

Mô hình quản lý sau nghiệm thu các KQNC thuộc các đề tài/dự án được đầu tư từ ngân sách nhà nước ở cấp địa phương được đề cập dưới đây là những gợi mở cho việc triển khai áp dụng trong thực tiễn.

Kinh nghiệm quản lý, khai thác KQNC của các đề tài/dự án trên thế giới

Tại các nước phát triển trên thế giới, việc triển khai các đề tài/dự án được thực hiện khá chặt chẽ, từ khâu đề xuất đề tài/dự án đến việc khai thác các KQNC. Trong đó, họ đặc biệt lưu ý đến công tác bảo vệ tài sản trí tuệ, thương mại hóa KQNC dưới nhiều hình thức để nâng cao phạm vi ứng dụng và hiệu quả đầu tư cho nghiên cứu.

Để khai thác thành tựu KH&CN là kết quả của các đề tài/dự án đã được đầu tư, năm 1996, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật Thúc đẩy chuyển hóa thành tựu KH&CN, quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của Chính phủ, chủ sở hữu KQNC, doanh nghiệp, cơ quan trung gian tham gia kinh doanh môi giới và các tổ chức tài chính thực hiện quản lý, khai thác và thương mại hóa KQNC. Còn ở Hàn Quốc, từ tháng 1.2000, Chính phủ nước này đã ban hành Luật Xúc tiến chuyển giao công nghệ (CGCN), trong đó đề cập đến mô hình quản lý, khai thác, thương mại hóa KQNC thông qua Trung tâm CGCN Hàn Quốc (KTTC). Ở Nhật Bản, Luật về các tổ chức CGCN đã được ban hành năm 1998, với việc khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học hình thành các Văn phòng CGCN (Technology Licensing Organization – TLO) nhằm giúp cho việc CGCN từ các trường đại học ra doanh nghiệp được thuận lợi hơn. Thông qua TLO, các trường đại học tại Nhật Bản quản lý và khai thác được các KQNC, từ đó hình thành được nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các trường đại học, góp phần tái đầu tư vào hoạt động R&D trong các trường đại học.

 

Tại các nước phát triển khác, việc hình thành TLO, hay còn gọi là TTO (Technology Transfer Office), TTC (Technology Transfer Center), IPO (Intelectual Property Office), ILO (Industry Liaison Office), ITTO (Innovation and Technology Transfer Office)… dành riêng cho khu vực R&D nhằm quản lý và khai thác KQNC. TLO có thể thay mặt các tổ chức nghiên cứu, chính phủ, các công ty đa quốc gia để xem xét, đánh giá khả năng thương mại hóa KQNC, đăng ký bảo hộ và thực hiện việc thương mại hóa các KQNC. TLO được xây dựng nhằm đảm nhiệm các vai trò: Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các đề tài nghiên cứu; phát triển các KQNC để hoàn thiện công nghệ; theo dõi và cấp licensing cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng; xúc tiến CGCN, quảng cáo, marketing, kìm kiếm các đối tác để mở rộng phạm vi ứng dụng các KQNC.

Thực trạng quản lý, khai thác KQNC sau nghiệm thu tại Việt Nam

Trong những năm qua, với việc tích cực ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn quản lý đề tài/dự án KH&CN của Bộ KH&CN, việc triển khai thực hiện các đề tài/dự án được đầu tư từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học ở các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo một quy trình tương đối chặt chẽ, theo các bước sau (sơ đồ 1):

clip_image002

Sơ đồ 1: quy trình triển khai các đề tài/dự án

Nhờ việc triển khai theo quy trình trên, các tỉnh/thành phố đã xác định được các đề tài/dự án phù hợp với nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương. Thông qua hội đồng KH&CN tuyển chọn được các đơn vị triển khai thực hiện có đầy đủ năng lực, uy tín để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các KQNC về cơ bản đạt chất lượng tốt.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản hướng dẫn và quy trình triển khai thực hiện các đề tài/dự án hiện nay còn chưa quan tâm thỏa đáng đến việc quản lý và khai thác KQNC sau nghiệm thu. Sau khi nghiệm thu và công bố, KQNC thường được chuyển giao cho các trung tâm thông tin KH&CN lưu trữ hoặc trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN. Một số tỉnh/thành phố chuyển giao các KQNC ấy cho các cơ quan quản lý nhà nước khác có nhu cầu thường xuyên sử dụng. Việc quản lý các KQNC đến đây coi như kết thúc, để tiếp tục một chu trình quản lý các KQNC mới.

Như vậy, với quy trình quản lý này, các KQNC thường không được cơ quan quản lý (các Sở KH&CN) quan tâm đến việc bảo hộ SHTT. Khi đó, tác giả cũng không thể đứng ra đăng ký vì không phải là chủ sở hữu của KQNC. Bên cạnh đó, tình trạng triển khai KQNC tiếp tục như thế nào, khả năng phát triển và ứng dụng ra sao cũng không có người quản lý. Lợi ích của chủ sở hữu và tác giả không được quan tâm. Khả năng tiếp cận của các tổ chức/cá nhân khác đối với các KQNC của Nhà nước rất khó khăn, hầu như chưa có địa phương nào có tiền lệ chuyển giao KQNC thông qua các hợp đồng mua bán với các tổ chức này. Đây là những tồn tại, bất hợp lý trong công tác quản lý các đề tài/dự án tại các Sở KH&CN, đòi hỏi cần phải thiết lập một mô hình quản lý các đề tài/dự án sau nghiệm thu cho phù hợp để khắc phục những hạn chế nói trên, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của việc đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước từ hoạt động R&D.

Đề xuất mô hình quản lý, khai thác KQNC sau nghiệm thu tại các địa phương

Từ những bất cập trong công tác quản lý, khai thác KQNC các đề tài/dự án hiện nay, qua nghiên cứu kinh nghiệm, mô hình quản lý khai thác KQNC của các nước tiên tiến trên thế giới, các tác giả phác thảo sơ bộ một đơn vị quản lý, khai thác và thương mại hóa các KQNC từ các đề tài/dự án đã nghiệm thu của các địa phương (gọi tắt là TLO) nhằm góp phần hoàn thiện công tác này, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư ngân sách cho các đề tài/dự án.

Mục đích của mô hình TLO

- Quản lý, bảo vệ, khai thác và thương mại hóa các KQNC được hình thành từ ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh ứng dụng các KQNC trong thực tiễn và mang lại nguồn thu cho Nhà nước.

- Bảo vệ lợi ích cho các chủ thể KQNC nhằm thực thi tốt Luật SHTT trong hoạt động nghiên cứu tại địa phương.

- Phát huy năng lực của các cán bộ SHTT trong việc tham gia bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ được hình thành từ ngân sách nhà nước.

Chức năng, nhiệm vụ của TLO

- Theo dõi tình hình sử dụng, ứng dụng các KQNC để làm cơ sở cho UBND tỉnh/thành phố có định hướng triển khai các đề tài/dự án trong các giai đoạn tiếp theo.

- Chuyển giao các KQNC cho các đối tượng theo các hình thức: Cung cấp thông tin, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu thông qua các hợp đồng cung cấp thông tin, hợp đồng bán KQNC để thu hồi kinh phí, và gia tăng giá trị các KQNC.

- Tiến hành các thủ tục bảo hộ độc quyền cho các KQNC, theo dõi việc thực thi bảo hộ độc quyền các KQNC.

- Kiến nghị Nhà nước đầu tư, tìm kiếm nguồn tài chính để hoàn thiện về mặt công nghệ cho các KQNC nhằm gia tăng giá trị cho các KQNC.

- Tham gia các hoạt động cung cấp thông tin, ươm tạo của các loại hình tổ chức xúc tiến CGCN để mở rộng phạm vi ứng dụng dụng.

- Mở rộng các kết quả ứng dụng, nâng cao chất lượng các KQNC, phát triển các tổ chức xúc tiến CGCN thông qua các hoạt động đấu thầu mua bán các KQNC, thẩm định KQNC trước khi chuyển giao cho khách hàng.

- Đảm bảo sự minh bạch trong phân chia lợi ích giữa chủ sở hữu (Nhà nước), tác giả của các công trình nghiên cứu thông qua việc đàm phán tỷ lệ phân chia theo giá trị hợp đồng và thực hiện trả thù lao cho các tác giả khi KQNC được thương mại hóa.

- Thay mặt Nhà nước đứng ra giải quyết các tranh chấp về quyền lợi có liên quan.

Quy trình thực hiện của TLO

clip_image004

Các TLO tại các địa phương sẽ thực hiện việc quản lý, khai thác các KQNC của các đề tài/dự án thông qua sơ đồ 2.

Sơ đồ 2: quy trình quản lý khai thác SHTT các đề tài/dự án

Sau khi các KQNC của các đề tài/dự án được giao cho TLO quản lý, TLO có nhiệm vụ: 1) Đánh giá khả năng ứng dụng, khai thác thương mại hóa; 2) Phân chia các KQNC theo dạng sản phẩm. Căn cứ vào dạng KQNC chủ yếu của các đề tài/dự án tại các địa phương hiện nay, để thực hiện mục tiêu quản lý và khai thác các KQNC sau nghiệm thu, có thể tạm chia thành 3 dạng sản phẩm chủ yếu:

- Nếu KQNC là các cơ chế, chính sách: TLO sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, kiến nghị áp dụng và mở rộng khả năng áp dụng.

- Nếu KQNC là các cơ sở dữ liệu (điều tra cơ bản, tự nhiên, môi trường…): TLO sẽ quyết định việc sử dụng cơ sở dữ liệu, công bố, in ấn, phát hành sách, tài liệu chuyên môn…

- Nếu KQNC là công nghệ: TLO sẽ quyết định làm các thủ tục đăng ký bảo hộ SHTT.

Nếu công nghệ chưa hoàn thiện, TLO kiến nghị Nhà nước tiếp tục hoàn thiện công nghệ để mang lại giá trị gia tăng cao hơn (sản xuất thử nghiệm, ươm tạo để hoàn thiện công nghệ). Khi công nghệ hoàn thiện, thỏa mãn điều kiện nhân rộng, TLO sẽ thực hiện công tác xúc tiến CGCN (giới thiệu, quảng cáo, triển lãm, tham gia các hội chợ), sau đó sẽ tiếp tục theo dõi, cấp phép sử dụng.

Để mô hình TLO đi vào hoạt động, còn rất nhiều vấn đề cần trao đổi để hoàn thiện. Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số vấn đề cụ thể sau:

- Hình thức pháp lý của tổ chức: là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu, pháp nhân độc lập. Về mặt hành chính, trực thuộc Sở KH&CN tỉnh/thành phố (giống như Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng của các Sở KH&CN).

- Nhân sự: TLO cần đội ngũ cán bộ khoảng 3-4 người, nắm chắc kiến thức liên quan đến Luật SHTT, Luật CGCN, Luật Đấu thầu, Luật Thương mại; kỹ năng về kinh doanh, marketing, một số kỹ năng chuyên ngành phù hợp với các KQNC là công nghệ hiện có tại địa phương…

- Việc phân chia lợi nhuận các tài sản trí tuệ: trên tinh thần tự thỏa thuận, hoặc thực hiện theo quy định của Luật SHTT, tùy theo các tình huống cụ thể. Việc định giá tài sản trí tuệ thực hiện trên nguyên tắc tối thiểu bằng giá Nhà nước đầu tư ban đầu hoặc thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi, công khai.

- Các thủ tục cần xây dựng để vận hành hệ thống TLO: xây dựng đề án thành lập TLO; tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài tỉnh/thành phố; hoàn thiện đề án, trình UBND tỉnh/thành phố ra quyết định phê duyệt; đầu tư cơ sở vật chất và tuyển dụng cán bộ; xây dựng quyết định của UBND tỉnh liên quan đến việc quản lý, khai thác tài sản trí tuệ của KQNC trên địa bàn tỉnh.

Trong nội bộ TLO cũng cần xây dựng quy chế, nguyên tắc hoạt động nội bộ; quản lý và khai thác KQNC; xây dựng quy chế thực hiện việc định giá, đấu thầu các KQNC; xây dựng quy chế phân chia lợi ích, góp vốn đầu tư để hoàn thiện công nghệ của các KQNC được hình thành từ ngân sách nhà nước; xây dựng quy định về chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng các KQNC cho các đối tượng.

Trên đây là phác thảo mô hình tổ chức TLO, với chức năng cơ bản là quản lý, khai thác các KQNC thuộc các đề tài/dự án được đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước tại các địa phương. Tại Việt Nam, việc quản lý và khai thác KQNC còn khá mới mẻ, nên mô hình này chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Các tác giả rất mong nhận được những ý kiến bổ sung, đóng góp của bạn đọc quan tâm, nhằm hoàn thiện mô hình, mang lại khả năng ứng dụng vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác KQNC tại các địa phương.

SOURCE: TẠP CHÍ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 4.2012 (635)

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân