Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Bàn về việc chuyển đổi hình thức các Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Chuyển đổi hình thức công ty là một trong những phương thức quan trọng để tổ chức lại công ty, bảo đảm cho sự phát triển của công ty, đáp ứng được các mục tiêu của nhà đầu tư, yêu cầu của thị trường, cũng như yêu cầu của pháp luật..

            Luật Doanh nghiệp hiện hành không quy định trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nhưng vấn đề này được đề cập một cách khá cụ thể tại Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn của Nghị định này không những không tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi hình thức công ty từ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, mà còn làm cho việc chuyển đổi như vậy khó khăn hơn rất nhiều.

1.      Sự khác biệt giữa công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

            Luật Doanh nghiệp 2005 đã đưa ra định nghĩa công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên  tại Điều 38 và Điều 63. Từ các định nghĩa này, người ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt về pháp lý giữa hai loại hình công ty này là số lượng thành viên tối thiểu và tối đa được ấn định. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đảm bảo số thành viên tối thiểu là hai và tối đa không quá năm mươi thành viên. Trong khi đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo đúng tên gọi của nó chỉ luôn luôn có một thành viên. Vấn đề này cho thấy sự khó khăn nhất định trong việc chuyển đổi hình thức giữa hai loại hình công ty này.

            Ở một số nước, do có sự linh động hơn trong việc quy định về số lượng thành viên của công ty nên khó khăn như  vậy đã giảm thiểu. Chẳng hạn, pháp luật về công ty của Anh quy định, công ty (không phân biệt loại hình) có thể do một hoặc nhiều thành viên thành lập. Cụ thể, tại Mục 7 và Mục 8, Phần 2 của Đạo luật Công ty năm 2006 viết: “Cách thức thành lập công ty: Theo Luật này, một công ty được thành lập bởi một hoặc nhiều người; tên của những người góp vốn được ghi trong hợp đồng thành lập công ty và phải tuân thủ các quy định của Đạo luật này khi đăng kí”. Theo Đạo luật mẫu về công ty ở Hoa Kỳ, thì việc có quy định về số lượng thành viên công ty hay không là một vấn đề phân biệt giữa các công ty đại chúng và các công ty khác, cụ thể: Mục 2.01 của Đạo luật này quy định: “Một hoặc nhiều người có thể hành động với tư cách là thành viên công ty bằng việc gửi hồ sơ thành lập đến cơ quan đăng ký kinh doanh để thành lập công ty”; và Mục 1.40.18A quy định: “Công ty đại chúng là công ty mà cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc gia hoặc có hoạt động thương mại thường xuyên trên thị trường được sự bảo trợ của một hoặc nhiều thành viên hiệp hội chứng khoán quốc gia”.

            Khảo cứu trên cho thấy, việc quy định công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có tối thiểu hai thành viên trở lên là không cần thiết và trở thành rào cản cho việc chuyển đổi hình thức giữa công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tại sao Công ty trách nhiệm hữu hạn lại được phân chia trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và trách nhiệm hữu hạn một thành viên là câu hỏi khó có câu trả lời hợp lý. Phải chăng việc phân định này nhằm bảo vệ trật tự công cộng, ngăn chặn vi phạm đạo đức xã hội, hay bảo vệ lợi ích của chính thành viên công ty? Thực tế việc pháp luật công ty như ở Mỹ, Úc, Anh... không quy định số thành viên tối thiểu, mà vẫn không bị đánh giá là ảnh hưởng đến trật tự công hoặc giá trị cần bảo vệ khác.

2.      Khiếm khuyết của quy định pháp luật Việt nam về chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn  một thành viên.

            Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ quy định việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên mà không quy định trường hợp ngược lại. Và đương nhiên cũng không có quy định về thủ tục chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .

Điều 32 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 quy định:

“1. Công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên  theo các phương thức sau:

a). Một cổ đông hoặc thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại;

b). Một cổ đông hoặc thành viên là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ cổ phần hoặc phần  vốn góp của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại;

c). Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là thành viên hoặc cổ đông nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ số cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả cổ đông hoặc thành viên của công ty.

2. Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 1, Điều này phải thực hiện theo giá trị thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác”.

            Theo quy định này, có ba phương thức chuyển dổi  công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên : (i) Một thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tương ứng của tất cả các thành viên còn lại; (ii) Một thành viên là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ phần vốn góp của tất cả các thành viên còn lại; (iii) Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là thành viên nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư  bằng toàn bộ phần vốn góp của tất cả thành viên của công ty.

            Xét về trình tự thủ tục, thẩm quyền ban hành..... theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì việc ban hành quy định này chưa phù hợp, bởi lẽ đây không phải là quy định mang tính hướng dẫn luật. Xét về bản chất pháp lý, các quan hệ làm phát sinh việc chuyển đổi hình thức công ty cho thấy các khiếm khuyết như sau:

            Thứ nhất, trong ba phương thức chuyển đổi Nghị định đã đặt ra hai quan hệ hợp đồng: Một là quan hệ chuyển nhượng cổ phần, hai là quan hệ nhận góp vốn đầu tư. Tuy nhiên, quan hệ nhận góp vốn đầu tư thì không thể phát sinh giữa thành viên công ty và chủ thể khác – điều này cho thấy cơ quan ban hành chưa hiểu đúng thuật ngữ, không xác định được thời điểm xác lập quyền sở hữu phần vốn góp đối với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn.

            Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên , Luật quy định: “Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty” (Khoản 2 Điều 39). Với quy định này, thành viên đương nhiên là chủ sở hữu phần vốn góp đã đăng ký góp, kể cả khi họ chưa góp đủ. Nếu không hiểu đúng vấn đề này, việc áp dụng các phương thức chuyển đổi nêu trên sẽ gặp khó khăn. Cụ thể, Nghị định số 102 đã phân biệt thuật ngữ “nhận chuyển nhượng” và “nhận góp vốn đầu tư” trong các phương thức chuyển đổi, qua đó phân biệt chủ thể nhận góp vốn với chủ thể nhận chuyển nhượng, trong khi đối tượng của hợp đồng làm căn cứ chuyển đổi chỉ là phần vốn góp. Đối với trường hợp nhận chuyển nhượng phần vốn góp theo phương thức thứ nhất, thì cơ quan ban hành quy định bên chuyển nhượng chỉ có tư cách thành viên mà không phân biệt thành viên là cá nhân hay thành viên là pháp nhân. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhận góp vốn đầu tư, thì cơ quan ban hành quy định bên nhận góp vốn đầu tư thành viên chỉ có thể là pháp nhân. Quy định này nếu cơ quan đăng ký kinh doanh hiểu và áp dụng cho trường hợp thành viên chưa góp hoặc góp chưa đủ vốn thì công ty không có thành viên là pháp nhân hoặc có thành viên là pháp nhân nhưng thành viên này không nhận góp vốn, thì công ty không thể chuyển đổi được. Nghiêm trọng hơn là, nếu hiểu việc chuyển nhượng chỉ áp dụng đối với phần vốn đã góp và nhận  góp vốn áp dụng đối với phần vốn chưa góp hoặc chưa góp đủ, thì các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  mà có thành viên chưa góp đủ cũng khó có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên , vì phần chưa góp đủ chỉ thành viên là pháp nhân mới được góp.

            Thứ hai, đối với phương thức chuyển đổi thứ ba: “Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là thành viên nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ phần vốn góp của tất cả thành viên của công ty” – nếu nhìn đơn thuần thì có thể thấy dễ dàng áp dụng, tuy nhiên phương thức này không áp dụng đối với thành viên của công ty, nên phương thức chuyển đổi này cũng không cải thiện được khiếm khuyết của hai phương thức trên.

            Thứ ba, pháp luật không đề cập nhiều đến điều kiện chuyển đổi, dẫn đến không ít các khó khăn khi thực hiện quyền lợi của người thứ ba dễ bị xâm phạm. Cụ thể, khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên , các thành viên buộc phải đăng ký góp toàn bộ số vốn điều lệ. Với quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp, thành viên chưa góp đủ sẽ là con nợ của công ty, nhưng khi chuyển đổi hình thức công ty, việc xử lý khoản nợ này không hề đơn giản. Bởi vì, số nợ do chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn đăng ký không phải là khoản nợ thông thường từ quan hệ vay tài sản, nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng... mà số nợ này gắn với trách nhiệm liên đới của thành viên đối với các khoản nợ của công ty, số nợ này gắn với giới hạn trách nhiệm của thành viên công ty.

            Ở một số quốc gia như  Úc, Anh, pháp luật quy định điều kiện về góp vốn trong quá trình hoạt động khi chuyển đổi. Ví dụ: Luật Công ty của Úc năm 2001 quy định một trong những điều kiện chuyển đổi là “vốn góp phải được thanh toán đầy đủ” (Mục 167 (d)); Luật Công ty năm 2006 của Anh cũng có quy định tương tự tại Mục 543. Do vậy, việc chuyển đổi hình thức công ty có phần an toàn hơn cho các chủ nợ và đỡ gây phức tạp trong quá trình chuyển đổi.

            Việc không quy định điều kiện thành viên phải góp đủ số vốn trước khi chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, có thể làm cho quyền lợi của người thứ ba bị xâm phạm nghiêm trọng. Ví dụ: Một  công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  mà các thành viên đăng ký vốn quá nhiều, quá trình hoạt động không góp vốn đầy đủ, nhưng sử dụng nhiều vốn vay để hoạt động, sử dụng tài sản lãng phí... dẫn đến công ty thua lỗ. Theo đó, các thành viên lợi dụng quy định trên để chuyển đổi hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên . Người chuyển nhượng phần vốn góp do họ tạo ra chỉ là một người vô sản, do đó, quyền lợi của người thứ 3 khó có thể được đảm bảo.

            Thứ tư, quy định “Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng phần vốn góp phải được thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và phương pháp khác” không những mâu thuẫn với nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận, xâm phạm quyền tự định đoạt của chủ sở hữu mà còn có thể gây trở  ngại cho việc thực hiện thủ tục chuyển đổi. Bởi lẽ, đối với quan hệ chuyển nhượng phần vốn góp, thì các bên tham gia giao dịch có toàn quyền tự nguyện thỏa thuận về giá chuyển nhượng, đây là quyền hiến định luôn được pháp luật bảo hộ. Trên thực tế, ngoài việc chuyển nhượng cổ phần các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, các công ty đại chúng chưa niêm yết, phần vốn góp của các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ít có giao dịch trên thị trường vốn, nên xác định giá trị thị trường rất khó khăn và việc này thường chỉ được thực hiện khi thi hành án, khi công ty mua lại phần vốn góp. Các phương pháp định giá mà Nghị định số 102 nêu là phương pháp định giá tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa được quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007. Trường hợp không hiểu rõ vấn đề này và cứ áp dụng máy móc quy định nêu trên để kiểm tra hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp đã thực hiện theo phương thức định giá hay chưa, thì cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gây khó khăn cho việc chuyển đổi hình thức.

             Thứ năm, theo điểm e Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, hồ sơ chuyển đổi của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên còn có “quyết đinh bằng văn bản và bản sao biên bản họp của hội đồng thành viên về việc chuyển đổi loại hình công ty”. Về mặt pháp lý, căn cứ chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chính là hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp. Bởi lẽ, đây là trường hợp chuyển đổi bắt buộc do quy định về số lượng thành viên tối thiểu và việc một chủ thể sở hữu toàn bộ phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  thông qua hợp đồng  chuyển nhượng.

             Quyết định của hội đồng thành viên về việc chuyển đổi hình thức công ty không phải là điều kiện bắt buộc các thành viên phải chuyển nhượng phần vốn góp. Do vậy, nếu ban hành quyết định trước mà việc chuyển nhượng phần vốn góp không thành, thì cũng không thể chuyển đổi được hình thức công ty. Trường hợp chuyển nhượng hoàn thành (một chủ thể được xác lập sở hữu 100% vốn điều lệ của công ty) thì hội đồng thành viên không tồn tại, do vậy không thể ban hành quyết định chuyển đổi hình thức công ty. Như vậy quy định tại điểm e khoản 3 Điều 23 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP là một bất cập về thủ  tục.

 3.      Kiến nghị.

             Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi hình thức công ty không những có vai trò và ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn đảm bảo an toàn pháp lý cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc chuyển đổi hình thức công ty cũng có thể tác động gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi hình thức công ty và bảo vệ quyền lợi của người thứ ba, nhà lập pháp cần khắc phục những bất cập nêu trên, cụ thể:

 Cần sửa đổi quy định về phương thức chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên . Cụ thể: “công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên  theo phương thức: a) Một thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của tất cả các thành viên còn lại; b) Người không phải là thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của tất cả các thành viên công ty”

             Cần quy định điều kiện “công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  chỉ có thể được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi các thành viên đã góp đầy đủ số vốn đăng ký. Trường hợp một thành viên hoặc một người không phải là thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của các thành viên mà trong đó có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ, thì bên nhận chuyển nhượng phải góp đủ trước khi chuyển đổi”

             Căn cứ chuyển đổi của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp. Do vậy, không nên quy định hồ sơ chuyển đổi phải có quyết định của hội đồng thành viên.

 Nguồn: Tạp chí Dân chủ & Pháp luật , của bộ tư pháp số tháng 3 (228) năm 2011, trang từ trang 33 tới trang 37.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàngkhoá học quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân